Thế giới

ASEAN thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế kỹ thuật số

ClockThứ Hai, 15/01/2024 06:15
TTH - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang hướng tới phát triển một nền kinh tế kỹ thuật số mạnh mẽ, trị giá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, những thách thức như sự khác biệt về kinh tế - xã hội và các cơ chế quản lý cần phải được giải quyết.

Đồng won Hàn Quốc sẽ được sử dụng trong giao dịch thương mại với ASEANThu hút dòng khách từ thị trường ASEANASEAN sẽ là nhân tố chủ chốt trong thương mại toàn cầu bền vững

 Các ứng dụng và ví điện tử trong hệ thống mã QR chung của Singapore. Ảnh minh họa: CNA/TTXVN

Trong đó, Hiệp định khung Kinh tế Kỹ thuật Số ASEAN (DEFA) đưa ra kế hoạch chi tiết để hài hòa hóa về số hóa giữa các quốc gia thành viên. Hiệp định này tập trung vào các chủ đề như thương mại kỹ thuật số, an ninh mạng, thanh toán kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI).

Hiệp định cũng nhằm mục đích tạo ra một nền kinh tế kỹ thuật số toàn diện và bền vững, trong đó trao quyền cho các doanh nghiệp nhỏ, phát triển những kỹ năng kỹ thuật số, đồng thời tạo cơ hội việc làm.

ASEAN là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, với mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế trung bình ước tính đạt 4,6% trong năm 2023 và 4,8% vào năm 2024. Đến năm 2030, ASEAN được kỳ vọng sẽ là nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới. Sự năng động này được thúc đẩy bởi dân số 700 triệu người, bao gồm những cá nhân trẻ tuổi, có học thức, và hoạt động trực tuyến ngày càng tăng, cũng như một tầng lớp trung lưu đang phát triển.

Đáng chú ý, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang hỗ trợ sáng kiến này thông qua dự án Lãnh đạo Hiệp định Kinh tế Kỹ thuật số ASEAN, với mục tiêu xây dựng niềm tin và sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN, nhằm tạo ra một nền kinh tế kỹ thuật số thống nhất.

Nhiều người dân trong khu vực này, đặc biệt là giới trẻ, đã thay đổi cách tiêu thụ thông tin, mua sắm hàng hóa và dịch vụ, sử dụng các dịch vụ tài chính, cũng như tương tác với chính phủ bằng cách tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào cuộc sống thường nhật của họ.

Về mặt tích cực, các chính phủ trên toàn khu vực đã nhận ra tầm quan trọng của việc tận dụng quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra, để có những chính sách tốt và được triển khai nhằm thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số khu vực phát triển mạnh mẽ.

Theo đó, sự tiến bộ sớm là đáng khích lệ. Các quốc gia ở cấp tiểu vùng đã có những hợp tác để tạo điều kiện thuận lợi cho công nghệ kỹ thuật số đối với hoạt động thanh toán xuyên biên giới. Đi đầu trong lĩnh vực này là Thái Lan và Singapore; các hệ thống PromptPay và PayNow của họ cho phép chuyển khoản di động tức thời với chi phí thấp, chỉ bằng việc sử dụng số điện thoại của người nhận.

“Tạo ra một nền kinh tế kỹ thuật số tích hợp và mạnh mẽ sẽ cho phép ASEAN cạnh tranh hiệu quả hơn trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời mang lại những cơ hội to lớn hơn cho công dân”, ông Joo-Ok Lee, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WEF nhận định trong một bài viết, được công bố trước thềm Hội nghị thường niên lần thứ 54 của WEF, dự kiến diễn ra từ ngày 15 - 19/1 tại Davos, Thụy Sĩ.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Thailand Business News & WEF)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Return to top