Thế giới

AFP: Các chuyên gia cảnh báo virus cúm gia cầm đang biến đổi nhanh chóng

ClockChủ Nhật, 04/06/2023 08:01
TTH.VN - Loại virus gây ra số lượng các trường hợp nhiễm cúm gia cầm cao kỷ lục ở các loài chim trên khắp thế giới đang biến đổi nhanh chóng, trong bối cảnh ngày càng gia tăng lời kêu gọi các quốc gia tiêm phòng cho gia cầm của họ, Hãng Thông tấn AFP ngày 3/6 dẫn lời các chuyên gia cảnh báo.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccineWHO: Cần chuẩn bị, dù nguy cơ đối với con người từ cúm H5N1 vẫn còn thấp

leftcenterrightdel
 Tiêu hủy gia cầm tại một trang trại ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản sau khi một ổ dịch cúm gia cầm được phát hiện. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN

Trong khi nhấn mạnh rằng, rủi ro đối với con người vẫn còn thấp, các chuyên gia nói với AFP rằng, số ca nhiễm cúm gia cầm ở động vật có vú gia tăng là một nguyên nhân gây lo ngại.

Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1996, virus cúm gia cầm H5N1 đã từng được giới hạn trong các đợt bùng phát chủ yếu theo mùa. Tuy nhiên, “điều gì đó đã xảy ra” vào giữa năm 2021 khiến nhóm virus này có khả năng lây nhiễm cao hơn nhiều, theo ông Richard Webby, người đứng đầu một trung tâm hợp tác của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nghiên cứu bệnh cúm ở động vật.

Kể từ đó, các đợt bùng phát kéo dài quanh năm, lan sang các khu vực mới và dẫn đến việc chim hoang dã chết hàng loạt, cùng với đó là hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy.

Cũng theo ông Richard Webby, nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nghiên cứu Trẻ em St Jude ở thành phố Memphis, tiểu bang Tennessee, Mỹ, đây “chắc chắn” là đợt bùng phát cúm gia cầm lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến.

Được biết, ông Richard Webby đã dẫn đầu nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Communications, trong đó chỉ ra virus đã phát triển nhanh chóng như thế nào khi lây lan từ châu Âu sang Bắc Mỹ. Đáng chú ý, nghiên cứu cho hay, loại virus này đã gia tăng độc lực, nghĩa là virus gây bệnh nguy hiểm hơn khi đến Bắc Mỹ.

Trong khi nhấn mạnh rủi ro đối với con người vẫn ở mức thấp, ông Richard Webby nói rằng “virus này không đứng yên, nó đang biến đổi”.

Loại virus này cũng đã được phát hiện ở một số lượng gia tăng các loài động vật có vú, mà nhà nghiên cứu Richard Webby mô tả là “một dấu hiệu thực sự, thực sự đáng lo ngại”.

Trong một diễn biến liên quan hồi tuần trước, Chile cho biết, gần 9.000 con sư tử biển, chim cánh cụt, rái cá và cá heo đã chết vì cúm gia cầm dọc theo bờ biển phía Bắc nước này kể từ đầu năm nay. Hầu hết các động vật có vú được cho là đã nhiễm virus khi ăn phải một con chim bị nhiễm bệnh.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The Straits Times & AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Cúm gia cầm đã xuất hiện ở khắp năm châu lục

Theo các quan chức y tế Liên hợp quốc, cúm gia cầm đã gây ra cái chết của hơn 300 triệu con chim trên toàn thế giới, ở 108 quốc gia trên khắp 5 châu lục và loại virus này “ngày càng vượt qua các rào cản về loài”.

Cúm gia cầm đã xuất hiện ở khắp năm châu lục
Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo thiên tai đến người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, ứng dụng Hue-S của Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh (IOC) và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S
Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

Ngày 14/12, Đại hội Tim mạch học toàn quốc lần thứ 19 chính thức khai mạc, thu hút 2.200 đại biểu và hội viên trong, ngoài nước. Với chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới", đại hội diễn ra với nhiều hoạt động đến ngày 15/12.

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến
Return to top