Thế giới

38% lượng khí thải toàn cầu là từ xây dựng, vận hành các tòa nhà

ClockThứ Hai, 31/01/2022 10:00
TTH.VN - Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết: Việc xây dựng và vận hành các tòa nhà là nguyên nhân gây ra 38% lượng khí thải toàn cầu và cần có các giải pháp cấp bách để giúp đẩy nhanh quá trình khử Carbon trong môi trường xây dựng đô thị, với mục tiêu để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 1,5 độ C.

Thụy Điển dần tiến tới ngưỡng 0% rác thải sinh hoạtCampuchia xem xét kế hoạch biến chất thải nhựa thành bê tông xây đườngQuốc hội Indonesia thông qua Dự luật về thủ đô mớiBộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc về MyanmarCác thương vụ tăng cao trong tuần đầu tiên thực thi hiệp định RCEP

Hướng đến tái thiết và xây mới các tòa nhà bền vững là điều cần thiết cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: Shutterstock/VTC News

Bài báo được thực hiện với sự hợp tác của Accenture cũng lưu ý rằng, có rất nhiều công nghệ giúp khử Carbon trong lĩnh vực này, song cần phải tăng tốc đầu tư để triển khai các giải pháp trên quy mô lớn ở nhiều thành phố trên thế giới.

Với hơn một nửa dân số thế giới sống ở các thành phố và tạo ra 70% lượng khí thải Carbon, các thành phố đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, WEF khẳng định.

Theo đó, một số nhà lãnh đạo của các tòa nhà bền vững đã bắt đầu xem xét các tác động xã hội và môi trường trong quá trình ra quyết định hành động. Ngoài ra, hiện đang tồn tại nhiều trở ngại khi đầu tư vào các tòa nhà không phát thải, với vấn đề liên quan đến tài chính, thực tế và cả nhận thức.

Để vượt qua những rào cản, WEF cho biết: “Khung giá trị xây dựng các thành phố phát thải ròng bằng 0” sẽ tìm cách tăng tốc đầu tư vào lĩnh vực này.

Về hành động của các công ty, đơn cử như công ty bất động sản Extensa của Bỉ đã sử dụng công nghệ địa nhiệt và năng lượng mặt trời để cải tạo và tân trang lại một nhà ga cũ ở Brussels.

Trong khi đó, ở Turin (Italy), thành phố đã phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ năng lượng thông minh hàng đầu Enel X để trang bị thêm nhiều thiết bị, bộ phận mới cho các tòa nhà để sử dụng năng lượng hiệu quả và tái tạo năng lượng tại chỗ.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho rằng, tính linh hoạt của Khung giá trị xây dựng có nghĩa là nó có thể được sử dụng để trang bị và tân trang lại các tòa nhà hiện có, cũng như để xây dựng các tòa nhà mới theo hướng bền vững hơn.

“Sự cấp thiết phải chuyển đổi các thành phố trên thế giới hướng đến một tương lai không phát thải là điều rất rõ ràng. Khung giá trị xây dựng thể hiện một cách tiếp cận để giúp đẩy nhanh các khoản đầu tư cần thiết nhằm mang lại một môi trường đô thị xanh hơn”, WEF thông tin thêm.

Nếu thế giới muốn bắt kịp mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 1,5oC so với thời tiền công nghiệp, cần phải chuyển đổi sang một thế giới điện hóa sạch.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Có thể mất 134 năm để thu hẹp khoảng cách giới toàn cầu

Trong báo cáo mới được công bố ngày hôm nay (12/6), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho biết, tình trạng bất bình đẳng giới trên toàn thế giới đã giảm nhẹ trong năm qua, nhưng với tốc độ chậm hơn so với trước đây.

Có thể mất 134 năm để thu hẹp khoảng cách giới toàn cầu
WEF: Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050

Một phân tích mới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cảnh báo, thiên tai gia tăng do khủng hoảng khí hậu có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế lên đến 12,5 tỷ USD và khiến 14,5 triệu người tử vong trên toàn thế giới vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn còn thời gian để các bên liên quan trên toàn cầu thực hiện hành động mang tính quyết định và chiến lược nhằm chống lại những dự báo này, cùng với đó là giảm thiểu tác động sức khỏe gây nên bởi biến đổi khí hậu.

WEF Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050
Hội nghị WEF Davos năm 2024:
Thủ tướng Thái Lan thúc đẩy tầm nhìn “ASEAN liền mạch”

Tạp chí Nikkei Asia ngày 18/1 cho hay, tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), sự kiện đang được tổ chức từ ngày 15 - 19/1 ở Davos của Thụy Sĩ, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã đưa ra tầm nhìn biến các quốc gia Đông Nam Á thành một điểm đến duy nhất đối với khách du lịch, tìm cách thu hút sự quan tâm của quốc tế trong khu vực này.

Thủ tướng Thái Lan thúc đẩy tầm nhìn “ASEAN liền mạch”
Return to top