ClockThứ Hai, 10/08/2020 09:54

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi tiếp tục tăng

Theo ông Hoàng Đức Nhuận - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria, kiêm các thị trường Mali, Niger, Senegal và Gambia, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi đang tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2020 và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những tháng tới và ngay cả trong năm 2021.

Thái Lan: Dự báo xuất khẩu gạo xuống mức thấp nhất trong 20 nămEU công bố hạn ngạch nhập khẩu nông sản và gạo Việt Nam theo EVFTATrung Quốc mua gạo Việt giá cao kỷ lục; 321 triệu khẩu trang "xuất ngoại"Xuất khẩu gạo trở lại: Tín hiệu vui cho người dân và doanh nghiệp57 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu thành công hơn 65.700 tấn gạoNền kinh tế lúa gạo thời COVID-19

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi tiếp tục tăng. Ảnh minh họa: Đình Huệ/TTXVN

Châu Phi hiện là thị trường có nhu cầu tiêu thụ gạo cao, đặc biệt là khu vực Tây Phi do sản xuất lúa không đủ, nhất là trong những năm xảy ra tình trạng thiên tai, mất mùa, bất ổn chính trị hay dịch bệnh. Trung bình mỗi năm, châu Phi nhập khẩu từ 12 đến 13 triệu tấn gạo các loại. Năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 35 trên tổng số 55 quốc gia châu Phi với kim ngạch gần 630 triệu USD, trong đó các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất gồm Cote d'Ivoire, Ghana, Senegal, Mozambique, Cameroon, Gabon, Tanzania, Ai Cập… Riêng xuất khẩu sang các thị trường mà Thương vụ Việt Nam tại Algeria phụ trách gồm Senegal đạt 32,6 triệu USD, sang Algeria 6,3 triệu USD…

Năm 2020, nạn châu chấu bùng phát tại Đông Phi, đại dịch COVID-19, tình trạng tăng trưởng dân số cao và giá gạo quốc tế cạnh tranh là những nguyên nhân dẫn đến việc các chính phủ và người dân châu Phi tăng cường tích trữ lương thực và thực phẩm, trong đó có gạo. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu gạo của toàn châu Phi năm 2020 ước khoảng 15,7 triệu tấn, trong đó Senegal phải nhập khẩu 1,250 triệu tấn, tăng 13,6%, Mali nhập khẩu 350.000 tấn, tăng 16,6%,... Đến năm 2021, dự báo, nhập khẩu gạo của khu vực này sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa.

Đáng chú ý là trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Senegal đã đạt 41.149 tấn, kim ngạch đạt 14,58 triệu USD, tăng 28,5 lần về lượng và 19,5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Gạo là thức ăn cơ bản của người dân Senegal. Do luôn bị hạn hán đe dọa nên sản xuất lương thực của quốc gia Tây Phi này chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu trong nước. Mỗi năm, Senegal vẫn phải nhập khẩu từ 800.000 đến 900.000 tấn gạo, trong đó hơn 90% là gạo tấm. Tháng 4 vừa qua, Chính phủ Senegal đã triển khai chiến dịch phân phát lương thực cứu trợ tới những người dân gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Khoảng 1 triệu hộ gia đình trên cả nước, tương đương khoảng 8-10 triệu người được cứu trợ, trong đó mỗi hộ gia đình được nhận 1 khẩu phần gồm dầu ăn, đường, xà phòng, mỳ và gạo, trị giá khoảng 109 USD.

Thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao, Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã và đang theo dõi những thay đổi về chính sách thương mại, nghiên cứu, cập nhật nhu cầu nhập khẩu gạo của các địa bàn phụ trách, những quy định nhập khẩu, những lưu ý về khâu thanh toán nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thông tin kịp thời trên các trang tin chính thức của Bộ Công Thương cũng như giới thiệu cơ hội kinh doanh, danh sách các nhà nhập khẩu gạo của Algeria, Senegal… cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm nay, Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương cũng đã chủ trì, phối hợp với các Thương vụ khu vực tổ chức các hội thảo giới thiệu tiềm năng thị trường Châu Phi-Trung Đông theo hình thức trực tuyến thu hút sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh mặt hàng gạo, còn có những sản phẩm thế mạnh khác của Việt nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này. Chẳng hạn như hàng nông sản và thực phẩm, như cà phê, hạt tiêu, điều nhân, rau quả, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, thủy sản như cá tra, ba sa, cá ngừ, hàng công nghiệp như dệt may, giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm chất dẻo, phân bón, hoá chất, phương tiện vận tải như linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, cùng vật tư y tế.

Theo chiều ngược lại, Việt Nam có thể tiếp tục mua các mặt hàng nguyên liệu như bông, điều thô, thức ăn gia súc, hải sản với giá cả hợp lý từ những nước này để phục vụ ngành công nghiệp sản xuất, chế biến trong nước. Từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8/2020, các quốc gia như Mali, Niger và Senegal đã mở lại biên giới trên không, trên bộ sau khi kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Đây là những tín hiệu tích cực giúp những nước này khôi phục hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư với bên ngoài, trong đó có Việt Nam.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam

Ngày 22/1, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Huế, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) do Đại tá Khăm Phạ May – Xay Phu Ban, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Chủ nhiệm kỹ thuật làm trưởng đoàn, đến chúc Tết cổ truyền Việt Nam, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam
Để khách hạng sang “rút hầu bao”

Tài nguyên văn hóa, du lịch cùng những tiềm năng về du lịch là yếu tố thu hút các dòng khách hạng sang đến Việt Nam nói chung, Huế nói riêng. Thế nhưng, để những vị khách này “chi tiền” cho hoạt động du lịch, đòi hỏi phải có những dịch vụ xứng tầm cùng nhiều giải pháp khác.

Để khách hạng sang “rút hầu bao”
Hoa kiểng Tết bắt đầu xuống phố

Đường phố trung tâm hai quận Phú Xuân và Thuận Hóa những ngày này hoa Tết từ nhiều nơi bắt đầu tụ hội, không khí mua sắm cũng dần trở nên nhộn nhịp hơn.

Hoa kiểng Tết bắt đầu xuống phố

TIN MỚI

Return to top