ClockThứ Năm, 21/11/2019 14:28

Giải bài toán nguồn lực đầu tư hồ thủy lợi – bài 2: Huy động nhiều nguồn kinh phí

TTH - Không chỉ xuống cấp, hạ tầng, vật tư phục vụ các hồ thủy lợi chưa đảm bảo quá trình vận hành, đặc biệt là hoạt động cảnh báo, dự báo do nguyên nhân thiếu kinh phí.

Giải bài toán nguồn lực đầu tư hồ thủy lợi - Bài 1: Xuống cấp

Khắc phục một số hạng mục tại hồ Truồi

Thiếu vật tư thiết bị

Theo Luật Thủy lợi, các hồ chứa nước thủy lợi lớn và một số công trình thủy lợi trọng điểm đều phải lắp đặt hệ thống quan trắc thủy văn mực nước, lượng mưa. Tuy nhiên, mới chỉ có rất ít hồ được lắp đặt hệ thống trên.

Thống kê từ Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình Thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi), hiện mới chỉ có 3 hồ lắp đặt hệ thống đo mưa tự động, 15 vị trí đo mưa thủ công; lắp đặt 16 vị trí đo mực nước thủ công tại các hồ; 11 trạm đo mưa tự động có kết nối tự động với website của Công ty Thủy lợi phục vụ quan trắc điều hành; hệ thống đo mặn cũng chỉ lắp đặt 15 điểm đo thủ công. Các hồ thủy lợi chưa có thiết bị camera quan sát.

Theo ông Đỗ Văn Đính, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy lợi, hệ thống quan trắc tại hồ chủ yếu bằng phương thức thủ công nên số liệu chưa được cập nhật thường xuyên liên tục và chưa chuẩn hóa đồng bộ được cơ sở dữ liệu. Các số liệu được báo cáo qua máy điện thoại cố định và điện thoại di động nên việc thông báo kịp thời để xử lý các sự cố khi mất liên lạc bằng hệ thống hữu tuyến sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo quy định, các hồ có dung tích trên 10 triệu m3 sau 10 năm đi vào sử dụng phải kiểm định chất lượng công trình, riêng hồ có dung tích dưới 10 triệu m3 không quy định kiểm định, nhưng yêu cầu sau 7 năm phải đánh giá lại tốc độ dòng chảy, kiểm tra trực quan chất lượng công trình. Tuy nhiên đến nay, toàn tỉnh mới có hồ Truồi, Hòa Mỹ được kiểm định giai đoạn 1, hồ Khe Ngang hoàn thành kiểm định. Số hồ đến thời hạn kiểm định 53/56 hồ (trừ hồ Tả Trạch và hồ Thủy Yên mới xây dựng hoàn thành) nhưng chưa hoàn thành kiểm định.

Theo lý giải của ông Đỗ Văn Đính, việc kiểm định chất lượng công trình thủy lợi không hề đơn giản bởi trung bình, để thực hiện kiểm định cần số tiền khoảng trên 1 tỷ đồng thuê tư vấn đánh giá khả năng ổn định thân đập, khả năng bồi lắng… Đó là chưa tính chi phí khắc phục những hư hỏng của công trình sau khi đánh giá. Việc lắp đặt các hệ thống quan trắc, giám sát, xây dựng vành đai, đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng cũng cần số tiền rất lớn dự kiến khoảng 385 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này chủ yếu từ nguồn ngân sách tỉnh, Trung ương nên rất khó đầu tư trong một thời điểm mà phải được phân kỳ đầu tư hợp lý.

Bài toán kinh phí

Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn trong hoạt động quản lý vận hành hệ thống thủy lợi do Tổng cục Thủy lợi tổ chức tại Huế, một thực trạng được đại diện các đơn vị quản lý vận hành công trình thủy lợi đưa ra chính là việc thu phí thủy lợi (dịch vụ thủy lợi công ích và dịch vụ thủy lợi khác) chưa đảm bảo dẫn đến việc duy tu, bảo dưỡng, đầu tư hạ tầng công trình thủy lợi gặp khó.

Tại Thừa Thiên Huế, doanh thu việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi hàng năm chiếm tỉ trọng trên 93% tổng doanh thu, trong khi doanh thu dịch vụ thủy lợi khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chiếm 1,07% của năm 2018; 0,92%  của năm 2019.

Theo ông Đính, dịch vụ thủy lợi công ích chủ yếu dựa vào đơn giá cấp bù của Nhà nước, mức hỗ trợ này ổn định từ năm 2013 đến hết năm 2020. Giá dịch vụ thủy lợi công ích cũng chỉ đủ bù công tác thu chi trong quản lý vận hành, không bao gồm hoạt động sửa chữa lớn nên các hư hỏng lớn cần sửa chữa đều phải đợi vốn Nhà nước cấp.

Trong khi đó, ngoài nhiệm vụ cấp nước cho phát triển nông nghiệp, hệ thống thủy lợi còn góp phần cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư sinh sống xung quanh công trình, cấp nước nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan, thúc đẩy du lịch. Đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ các công trình, hồ thủy lợi rất lớn trong khi việc thu phí dịch vụ thủy lợi khác lại nhỏ giọt là một bất cập.

Nguồn thu từ hoạt động thủy lợi khác chưa tương xứng với những nguồn lợi thực mà hệ thống thủy lợi mang lại cũng là quan điểm của ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT. Đại diện Tổng cục Thủy lợi chia sẻ, Cục đang chuẩn bị xây dựng phương án giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi để đề xuất Bộ Tài chính áp dụng cho giai đoạn 2021-2025. Trong đó, giá thủy lợi khác dành cho các đối tượng hưởng lợi gián tiếp sẽ được tính toán hợp lý, bổ sung một số đối tượng khác nhằm góp phần tăng nguồn thu bù đắp vào chi phí bảo trì sửa chữa công trình thủy lợi, nhất là các hồ thủy lợi, giảm gánh nặng cho nông dân.

Theo kế hoạch, để thực hiện các nhiệm vụ đúng quy định Luật Thủy lợi, Công ty Thủy lợi cần kinh phí khoảng 385 tỷ đồng, trong đó từ nay đến 2020 cần 150 tỷ đồng.

Để thực hiện những hạng mục trên, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Phan Thanh Hùng đề xuất ngân sách các cấp sớm bố trí nguồn kinh phí thực hiện các hạng mục trên. Việc điều chỉnh khung giá dịch vụ thủy lợi cũng cần có sự cân đối, tránh đặt gánh nặng lên vai người nông dân và cần có những quy định khung giá dịch vụ thủy lợi khác, chú trọng đến các đối tượng hưởng lợi gián tiếp từ công trình thủy lợi như hoạt động cấp nước, du lịch… để các địa phương có cơ sở pháp lý tổ chức thực hiện.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là cơ hội cho sự chuyển mình về không gian đô thị mà còn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, xã hội bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế. Tuy nhiên, cùng với đó sẽ là những thách thức đan xen buộc Huế phải có chiến lược, cơ chế phát triển và đổi mới không ngừng.

Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

TIN MỚI

Return to top