ClockThứ Sáu, 16/11/2018 19:21

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô

TTH.VN - Sau 10 năm Khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng, hiệu quả đầu tư vào khu kinh tế này vẫn chưa cao và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Do đó, việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô là vấn đề cần thiết hiện nay.

Tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp Hàn Quốc đến tìm hiểu đầu tưHãy khuấy động từ Lăng Cô

Chiều 16/11, Ủy viên Trung ương, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Xây dựng đã đến thăm và làm việc với tỉnh về điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô.

Làm việc với đoàn phía tỉnh có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành địa phương.

Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đánh giá cao công tác quy hoạch xây dựng cũng như công tác triển khai, thực hiện các quy hoạch và phát triển đô thị của tỉnh

Nhiều bất cập

Đánh giá chung về tình hình quy hoạch và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh, theo Sở Xây dựng, đối với công tác quy hoạch, tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt khoảng 60%; tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu tại các đô thị trung tâm như TP Huế đạt hơn 96%, thị xã Hương Trà đạt hơn 19%, thị xã Hương Thủy đạt gần 19%; quy hoạch chi tiết đạt khoảng 15,4%.

Ông Hoàng Hải Minh - Giám đốc Sở Xây dựng cho biết hiện nay, tỉnh đang tập trung triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị để phủ kín quy hoạch, làm cơ sở cho việc tích hợp vào quy hoạch tỉnh; tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đô thị, quản lý đầu tư xây dựng. Trong đó, đang hoàn thiện điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô; tiếp tục hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Lăng Cô- Cảnh Dương...

Liên quan đến điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, theo Sở Xây dựng, quá trình triển khai cụ thế hóa quy định chung, UBND tỉnh đã tổ chức lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, tỷ lệ 1/500 với quy mô diện tích khoảng 6.180 ha (chiếm hơn 60% diện tích đất thuận lợi xây dựng khu kinh tế).

Tàu du lịch cập cảng Chân Mây. Ảnh CM.

Đến nay, địa bàn Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô đã thu hút được 49 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 75.300 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất 1.760 ha, lũy kế vốn thực hiện khoảng 8.950 tỷ đồng; trong đó có 18 dự án đã đi vào hoạt động. Sau 10 năm Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng, hiệu quả đầu tư vào khu kinh tế này vẫn chưa cao và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển.

Ngoài ra, quá trình triển khai thực hiện quy hoạch vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; một số định hướng phát triển về kết cấu hạ tầng kỹ thuật-xã hội đã không còn phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, trong quá trình lập quy hoạch các phân khu chức năng và nghiên cứu phương án đầu tư của các nhà đầu tư có năng lực, nhiều đơn vị tư vấn và nhà đầu tư kiến nghị cần xem xét điều chỉnh định hướng khai thác tối đa địa hình, cảnh quan thiên nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giảm thiểu tối đa việc giải phóng mặt bằng, tránh làm xáo trộn cuộc sống người dân.

Đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đề xuất các nội dung về điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô gồm Khu công nghiệp và khu phi thuế quan có diện tích khoảng 3.040ha, đề xuất điều chỉnh mật độ xây dựng gộp từ tối thiểu 35% thành tối đa 50% và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng; Khu du lịch Lăng Cô đề xuất điều chỉnh tuyến đường du lịch tại khu vực Lăng Cô (đường Chân Mây) thành đường nội bộ, giao thông kết nối khu vực này đi theo tuyến đường ven núi Phú Gia và bổ sung quỹ đất mang tính đô thị du lịch theo mô hình hỗn hợp để phục vụ tái định cư giải phóng mặt bằng, ổn định cuộc sống người dân; Khu du lịch Bãi Chuối phê duyệt quy mô khoảng 120 ha, tuy nhiên hồ sơ bản vẽ xác định quy mô 220 ha. Do đó, đề xuất cập nhật lại quy mô Khu du lịch bãi Chuối tăng 100 ha theo hồ sơ bản vẽ quy hoạch đã được phê duyệt để tổng quy mô đất du lịch tại khu vực này khoảng 220 ha; Khu du lịch Cảnh Dương đề xuất điều chỉnh 270 ha đất du lịch sinh thái cao cấp thành đất du lịch kết hợp nhà ở đô thị để chỉnh trang, ổn định cuộc sống người dân và phát triển du lịch cộng đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá, để có cơ sở phát triển Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư và điều kiện thực tế của tỉnh, địa phương đề nghị Bộ Xây dựng xem xét và báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương và nội dung điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô đến năm 2025 và giao UBND tỉnh tổ chức lập, phê duyệt và cập nhật các nội dung điều chỉnh cục bộ vào hồ sơ quy hoạch chung, công bố theo quy định.

Hoạt động bốc dỡ hàng tại cảng Chân Mây- ảnh CM. 

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đề xuất một số nhiệm vụ tham gia thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến 2030. Nhằm huy động các nguồn vốn hỗ trợ để thực hiện một số nhiệm vụ ưu tiên của Đề án động bộ với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, địa phương đề xuất Bộ Xây dựng đồng ý chủ trương cho tham gia thực hiện các chương trình, dự án thí điểm phù hợp với định hướng phát triển đô thị thông minh của tỉnh như xây dựng và hoàn thiện chính quyền điện tử; phát triển hạ tầng dữ liệu không gian đô thị thông minh; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đánh giá cao công tác quy hoạch xây dựng cũng như công tác triển khai, thực hiện các quy hoạch và phát triển đô thị của tỉnh. Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho rằng, so với các tỉnh, thành cả nước, Thừa Thiên Huế có đặc thù riêng, vì vậy, tỉnh cần phải quan tâm hơn công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị để vừa đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vừa đảm bảo hài hòa giữa công tác giữ gìn, bảo tồn di sản và cảnh quan môi trường. Riêng Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô chú ý bố trí các khu, phân khu phù hợp vì khu vực này phát triển trên nhiều lĩnh vực như du lịch, dịch vụ, công nghiệp…. Bộ Xây dựng sẽ quan tâm và tạo điều kiện giúp tỉnh thực hiện các chương trình, dự án về phát triển đô thị thông minh liên quan đến lĩnh vực xây dựng.

Theo Sở Xây dựng, hiện nay toàn tỉnh có 11 đô thị gồm 1 đô thị loại 1, 3 đô thị loại IV và 7 đô thị loại V. Dự kiến đến năm 2020 sẽ hình thành mới 1 đô thị loại III và 7 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh hiên nay đạt 52,&%, phấn đấu năm 2020 đạt từ 60-65%. Tỷ lệ dân số thành thị được cấp nước đạt trên 96%; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 92%.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân

Đó là chủ đề buổi đối thoại trực tuyến trao đổi và tháo gỡ trên Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế giữa UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và lãnh đạo các sở, ngành với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra sáng 31/10.

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân
Công điện khẩn ứng phó bão số 6

Sáng 25/10, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương có Công điện khẩn gửi đến chủ tịch UBND các huyện, thị xã và TP. Huế; Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh, các cơ quan Trung ương; chủ các hồ đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh về việc chủ động ứng phó với bão số 6 có tên gọi quốc tế TRAMI

Công điện khẩn ứng phó bão số 6

TIN MỚI

Return to top