ClockThứ Hai, 07/03/2022 15:13

Triển vọng của Cụm công nghiệp Thủy Phương

TTH - Cụm công nghiệp (CCN) Thủy Phương được đánh giá nằm trong top 3 CCN hoạt động hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh đến thời điểm hiện tại.

Không vì đầu tư mà đánh đổi môi trườngHương Thủy bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận

Một trong những doanh nghiệp hoạt động trong CCN Thủy Phương

CCN Thủy Phương (P. Thủy Phương - TX. Hương Thủy) chính thức thành lập năm 2014, quy mô diện tích 74,63ha với mục tiêu ưu tiên phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh các lĩnh vực, như: cơ khí, vật liệu xây dựng, điện tử, chế biến nông lâm sản, mộc dân dụng, mỹ nghệ cao cấp, đan lát... nhằm phát huy các ngành nghề truyền thống; phục vụ di dời các cơ sở sản xuất ra ngoài khu vực dân cư, đô thị; phát triển tập trung một số loại hình sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã.

Thời gian đầu thành lập, do nằm trên địa bàn có điều kiện địa hình phức tạp, các nhà đầu tư đăng ký vào hoạt động phải bỏ chi phí khá cao để thực hiện giải phóng, san lấp mặt bằng, điện, nước… khiến các doanh nghiệp đắn đo khi đầu tư, dẫn đến tiến độ triển khai chậm hơn so với các CCN khác. Bên cạnh đó, đối tượng đầu tư vào CCN chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính, trình độ quản lý yếu nên khi đi vào hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thậm chí, một số dự án buộc phải ngưng hoạt động.

Tuy nhiên, phát huy lợi thế nằm trên tuyến đường tránh phía tây TP. Huế và trục Tỉnh lộ 7, cách trung tâm TP. Huế chưa đầy 10km, đến nay, CCN Thủy Phương có tỷ lệ lấp đầy 76,83%; 52 dự án đầu tư và đăng ký hoạt động; tổng số vốn đăng ký của các dự án đầu tư trong các CCN 545 tỷ đồng; giá trị sản xuất năm 2020 đạt khoảng 719 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 33 tỷ đồng; tạo việc làm cho hơn 1 ngàn lao động…

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong CCN Thủy Phương đã đi vào ổn định và phát triển, giải quyết nhiều lao động địa phương, giúp người dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập thông qua các dịch vụ quanh khu vực…, CCN Thủy Phương được đánh giá nằm trong top 3 CCN hoạt động hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh đến thời điểm hiện tại. Theo định hướng phát triển, từ đây đến năm 2030, Hương Thủy tập trung đầu tư đi vào hoạt động dự án nhà máy xử lý nước thải tập trung, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho các tuyến đường gom nội bộ còn lại và phấn đấu thu hút đầu tư đạt tỷ lệ lấp đầy 95%.

Căn cứ nhu cầu doanh nghiệp, lợi thế vốn có và trên tinh thần của UBND tỉnh là phát triển CCN phải tuân thủ các nguyên tắc tách biệt với khu dân cư; cơ bản đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật; phát huy được lợi thế và nguồn lực của địa phương; có điều kiện thuận lợi để xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu hút được nhà đầu tư; phục vụ nhu cầu di dời của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ khu vực đông dân cư; phát triển làng nghề và làng nghề truyền thống… Hiện, TX. Hương Thủy đang lập thủ tục xây dựng cụm Thủy Phương 2, diện tích khoảng 70ha cũng trên địa bàn P. Thủy Phương.

“Việc thu hút đầu tư vào CCN Thủy Phương 2 sẽ ưu tiên các doanh nghiệp di dời trong các khu dân cư, các ngành nghề sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương, ít khả năng gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều lao động. TX. Hương Thủy cũng đã ban hành quy chế phối quản lý CCN Thủy Phương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, đảm bảo sự thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh”, ông Ngô Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy thông tin.

Bài, ảnh: THANH ĐOÀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

TIN MỚI

Return to top