ClockThứ Tư, 21/09/2022 15:50

Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã tăng trưởng kỷ lục trong đại dịch COVID-19

Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã tăng trưởng kỷ lục trong đại dịch COVID-19. Cụ thể, giai đoạn 2019-2022, Việt Nam có mức tăng trưởng là giá trị thương hiệu là 74%, đứng đầu về tốc độ tăng trưởng.

Thương hiệu bồn tắm massage hàng đầu tại thị trường Việt NamTận dụng Hiệp định EVFTA xây dựng thương hiệu ngành hàngĐịnh vị Mai vàng Huế trở thành "quốc bảo" - Kỳ III: Để Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt NamTăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh

Và trong năm 2022, tổng giá trị thương hiệu của top 50 thương hiệu hàng đầu của Việt Nam cũng có mức tăng trưởng lên tới 36% (trong khi Singapore chỉ có mức 22%, Nhật Bản thậm chí chỉ có mức tăng trưởng là 5%). Trong đó, Viettel được định giá 8,8 tỷ USD đã trở thành thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm thứ tư liên tiếp. Ngân hàng MB là thương hiệu Việt Nam mạnh nhất với chỉ số sức mạnh thương hiệu đạt 87.1 điểm trên 100 và đánh giá thương hiệu đạt AAA. Về các mức tăng trưởng cụ thể, thì mảng Bảo hiểm tăng 116%, Bất động sản tăng 105%) và Cơ khí & Xây dựng tăng 61%; là những ngành tăng trưởng nhanh hơn. Trong khi đó,Viễn thông, Ngân hàng và Thực phẩm cũng có đóng góp nhiều nhất vào tổng giá trị của bảng xếp hạng.

Đây là những chia sẻ của ông Alex Haigh, Giám đốc Điều hành Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương, tại lễ Công bố giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam và vinh danh Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022, diễn ra ngày 21/9/2022, tại Hà Nội.

Lễ Công bố giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam và vinh danh Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022, do Brand Finance, công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, kết hợp với đơn vị tư vấn thương hiệu - Công ty cổ phần Mibrand Việt Nam thực hiện. Đây là năm thứ 7 Brand tổ chức sự kiện Brand Finance Vietnam Forum; và là sự kiện thường niên của Brand Finance tại Việt Nam, nhằm công bố giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam, đồng thời tôn vinh TOP 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam năm 2022.

Trong đó, Viettel được định giá 8,8 tỷ USD (tăng 44,5%), đã trở thành thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm thứ tư liên tiếp. Viettel được định giá thương hiệu gấp 3 lần VNPT (2,858 tỷ USD) và Vinamilk (2,814 tỷ USD), là hai thương hiệu lần lượt đứng thứ hai và thứ ba trên bảng xếp hạng. Doanh thu của Tập đoàn viễn thông hàng đầu Viettel đã tăng trưởng vượt bậc trong năm 2021, trong khi thương hiệu này luôn chú trọng đến tính bền vững môi trường và đa dạng sinh học đô thị. Viettel Global, một công ty con của Viễn thông Viettel và là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam, đã báo cáo doanh thu hàng quý cao kỷ lục 237 triệu USD trong quý 1/2022, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Khu vực châu Phi, Đông Nam Á và Mỹ Latinh, vẫn là động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của Viettel Global.

Còn VNPT - Vietnam Posts and Telecommunications Group (Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam) (tăng 4,2% đạt 2,858 tỷ USD), giữ nguyên vị trí thứ hai trong top thương hiệu giá trị nhất. Trong vòng năm năm trở lại đây, VNPT đã tăng trưởng cả về giá trị thương hiệu và sức mạnh thương hiệu. VNPT đã xếp hạng hai trên bảng xếp hạng quốc gia năm thứ tư liên tiếp và xếp trong top 3 kể từ năm 2017. Những năm gần đây, VNPT đã ký kết những thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam và các đối tác để cải thiện các giải pháp kết nối và mạng lưới truy cập 5G tại Việt Nam.

Vinamilk (trị giá 2,814 tỷ USD) xếp vị trí thứ ba về giá trị thương hiệu với tăng trưởng 18% so với năm 2021. Năm nay, Vinamilk vinh dự nhận danh hiệu "Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới". Xếp thứ ba trong bốn năm liên tiếp và là thương hiệu thực phẩm giá trị nhất Việt Nam, Vinamilk vẫn tiếp tục nỗ lực không ngừng để chinh phục thị trường quốc tế. Công ty đã chọn phát triển bền vững là một trong bốn trụ cột trong chiến lược phát triển của mình trong 5 năm tới.

Giá trị top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đã tăng lên 36%. Top 10 thương hiệu đứng đầu đã đóng góp 67% (24,4 tỷ USD) giá trị của bảng xếp hạng. Tổng giá trị đạt được lên tới 36,6 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2021. Đáng chú ý trong TOP 50, Tập đoàn Bảo Việt có giá trị thương hiệu là 731 triệu USD, xếp thứ 14. Đối với lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Techcombank có sự tăng trưởng vượt bậc về thứ hạng khi tăng 5 bậc so với năm 2021, lần đầu tiên lọt vào TOP 10. Ngân hàng Vietinbank xếp ở vị trí thứ 9, tăng 1 bậc so với năm 2021. Agribank vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ổn định với giá trị tăng trưởng 22%, duy trì vị trí thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam. Một số thương hiệu có giá trị tăng trưởng ổn định trong bảng xếp hạng TOP 50 có thể kể đến VPBank (tăng trương 37% so với 2021), FPT (tăng trưởng 24.5% so với 2021). Giá trị thương hiệu của tập đoàn Hòa Phát tăng lên đến 68% so với 2021. Về lĩnh vực bất động sản, Giá trị thương hiệu Vinhomes 2022 là 2,383 triệu USD, tăng trưởng đến 99%, đây là thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất trong TOP 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Đáng chú ý, có bốn cái tên mới tham gia Bảng xếp hạng TOP 50, đó là: Nam Long (hạng 34), Vinacomin (hạng 43), Chin-Su (hạng 44) và Masan Consumer (hạng 45).

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm

Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Huế khẳng định vị thế ngay trong năm đầu tiên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm
Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam

Ngày 22/1, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Huế, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) do Đại tá Khăm Phạ May – Xay Phu Ban, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Chủ nhiệm kỹ thuật làm trưởng đoàn, đến chúc Tết cổ truyền Việt Nam, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam
Để khách hạng sang “rút hầu bao”

Tài nguyên văn hóa, du lịch cùng những tiềm năng về du lịch là yếu tố thu hút các dòng khách hạng sang đến Việt Nam nói chung, Huế nói riêng. Thế nhưng, để những vị khách này “chi tiền” cho hoạt động du lịch, đòi hỏi phải có những dịch vụ xứng tầm cùng nhiều giải pháp khác.

Để khách hạng sang “rút hầu bao”

TIN MỚI

Return to top