ClockThứ Tư, 03/02/2021 20:07

Xin đừng ép giá, mua hoa cận giờ

TTH.VN - Chưa khi nào những người buôn bán hoa tết ở các chợ hoa xuân mong mỏi sức mua sẽ tăng với ước mong “thuận mua vừa bán” để có thể trở về nhà thật sớm, không cận giờ giao thừa như mọi năm, nhiều gian hàng hoa vẫn ngổn ngang… chờ khách.

Chợ hoa xuân diễn ra cùng lúc ở nhiều địa điểmLo hoàng mai “lỗi hẹn” tếtLo trễ vụ hoa màu phục vụ tết“Đội mưa” chăm hoa tết

Nhiều người bán hoa hy vọng khách sẽ đến mua hoa sớm khi tiết trời đang đẹp

Một năm thiên tai, dịch bệnh triền miên khiến người trồng hoa lâm vào cảnh lao đao. Khi những chậu hoa được chăm bón, cho ra hoa kịp tết cũng là lúc nỗi lo không biết thị trường sẽ đón nhận ra sao. Người bán hy vọng bà con mua hoa chơi tết sẽ đến mua hoa thật sớm thay vì phải chờ đến ngày 30 hoặc những giờ cận giao thừa mới đi mua với tâm lý người bán sẽ “bán tháo bán chạy”.

“Nếu không bán hết, chúng tôi sẽ chở về hoặc tặng cho một số tổ chức phục vụ cộng đồng, nhất quyết không bán rẻ mạt mồ hôi công sức của mình, rồi tạo thành thói quen xấu cho khách hàng”, anh Nguyễn Hiếu, một nông dân trồng hoa ở Phú Vang tâm sự. Như nhiều nông dân khác ở các vùng ven đô, những ngày này, anh Hiếu đã đưa hàng trăm chậu hoa cúc của mình về các chợ hoa xuân. Cũng như mọi năm, anh đấu lô trên đường hoa xuân Lê Duẩn để bán.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trồng hoa, nhưng người đàn ông gần 50 tuổi này nói rằng chưa năm nào gặp nhiều trở ngại như năm vừa rồi. Những trận mưa lũ, rồi bão đến dồn dập, liên tiếp sau đó là đợt mưa lạnh kéo dài đã khiến việc ươm trồng những chậu hoa vô cùng vất vả. “Hết di chuyển lên chỗ cao để né lụt, lại thắp đèn liên tục canh hoa nở đúng dịp bởi trời quá lạnh. Mỗi chậu hoa trong số hàng trăm chậu hoa là tất cả tâm huyết, công sức của gia đình - anh Hiếu chỉ tay về gian hàng hoa của mình rồi nói tiếp – Ngoài số hoa còn sống để bán, còn gần cả trăm chậu hư hỏng trong suốt thời gian mưa lũ, mất trắng”.

Anh Hiếu cho biết, giá mỗi cặp cúc anh bán giao động từ 300 ngàn đồng – 1 triệu đồng, tuỳ kích cỡ. Mức giá ấy so với mọi năm không cao, thậm chí nếu không nói là giảm. Vì thế, hy vọng người mua sẽ đến mua sớm, về trưng cho có không khí tết ngay từ bây giờ. “Đi chợ hoa xuân là truyền thống, nghèo gì thì nghèo ai cũng mong có cặp hoa chưng trong nhà. Nên người mua nếu được, mua càng sớm để ủng hộ người bán hoa cũng có một cái tết ấm”, anh Hiếu hy vọng và cương quyết, trường hợp nếu đến cận tết  không bán hết sẽ không phá giá, không bán rẻ.

Ngồi bên lô hoa với hàng trăm chậu cúc và vạn thọ vừa được vận chuyển từ nhà ở Thuỷ Vân (thị xã Hương Thuỷ) lên chợ hoa xuân trước mặt Trung tâm Thể thao tỉnh để bán, chị Nguyễn Thị Hiền cũng không khỏi lo lắng. Chị kể cả năm qua nhà nông nói riêng và người trồng hoa tết phải đối mặt rất nhiều khó khăn. Theo nhận định của chị Hiền, thời điểm trước 25 tháng Chạp thị trường bán ra rất ít, người ta chủ yếu tham quan, khảo giá. “Sau ngày 25, khi công việc rảnh một chút, người ta nhận lương, thưởng mới bắt đầu mua nhiều. Có khách vào hỏi là mua ngay, nhưng cũng có người mang tâm lý mua hoa vào ngày 30 Tết để dễ kì kèo, ép giá, như vậy buồn lắm”, chị Hiền chia sẻ.

Để có được một vựa hoa như thế, chị Hiền nói rằng chủ yếu lấy công làm lời. Ngoài bao nhiêu chi phí chăm sóc, để đưa được hoa về phố bán còn tốn rất nhiều tiền công bốc xếp, thuê xe chuyên chở và thuê mặt bằng. “Chỉ mong sao người mua hiểu được người nông dân vất vả, chân lấm tay bùn mới cho ra được chậu hoa như thế”, chị Hiền nói tiếp và khẳng định sẽ không bán với giá rẻ, bán để về cho kịp giao thừa như mọi năm, thay vào đó sẽ nếu bán không hết sẽ tặng các nhà chùa, tổ chức từ thiện.

“Làm vậy cũng là cách tự bảo vệ công sức chính đáng của người trồng hoa. Buôn bán ai cũng mong buôn nhanh bán đắt để về. Hoa giờ bán đầy, chẳng ai nói thách giá quá cao để mất khách. Chỉ mong người mua hiểu, mua bán sớm thì người trồng hoa cũng được ăn một cái tết sớm, tết vui”, chị Hiếu cương quyết.

Không riêng gì anh Hiếu, chị Hiền, nhiều người bán hoa ở các chợ hoa xuân mong muốn người mua thấu hiếu và cảm thông để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, chứ không để xảy ra người bán phải đau lòng chở hoa ra về hoặc đập bể chính những chậu hoa do chính họ tự trồng.

Người mua đồng cảm

Theo quan sát của chúng tôi, các điểm chợ hoa xuân trên địa bàn TP. Huế ngay khi các gian hàng trưng bày đã khá nhộn nhịp. Nhiều khách hàng đã tranh thủ thời gian cũng như thời tiết tạnh ráo, nắng đẹp để chọn mua cho mình những chậu hoa ưng ý. Khi được hỏi về quan điểm mua hoa trước hay chờ đến cận tết với tâm lý ép giá, nhiều khách hàng cho biết, tuỳ theo suy nghĩ của mỗi cá nhân.

Những chậu hoa được khách hàng chọn mua từ khá sớm, như một cách đồng cảm với người bán

“Tôi nghĩ để có được một chậu hoa đẹp, người trồng phải vất vả, lam lũ trong nhiều tháng liền. Đặc biệt khi năm qua mưa lũ kéo dài, gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, mình đi mua hoa sớm cũng là một cách đồng cảm, như một sự trả công xứng đáng cho người trồng. Và thực chất, giá hoa những ngày trước so với cận ngày 29, 30 Tết chênh lệch không là bao”, anh Nguyễn Hữu Hưng (phường Phú Hội, TP. Huế) chia sẻ.

Đồng quan điểm với anh Hưng, anh Võ Thanh Nghĩa (TP. Huế) cũng nói rằng, tết ai cũng muốn về nhà thật nhanh để đoàn tụ, lo những việc trong gia đình, người bán hoa cũng thế. Hiểu được tâm lý đó, năm nào anh Nghĩa cũng đi mua hoa từ trước ngày 25 âm lịch. “Tuy nhiên, đổi lại người bán hoa cũng cần phải hiểu được tâm lý khách hàng, không nên ép hoặc hét giá. Có như thế, ai cũng vui lòng”, anh Nghĩa tâm tình.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Phong Điền hiến gần 27.000 m² đất

Ngày 24/12, Hội Nông dân huyện Phong Điền tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2024; tổng kết thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VI) về “Nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2024”.

Nông dân Phong Điền hiến gần 27 000 m² đất
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

TIN MỚI

Return to top