ClockThứ Sáu, 28/01/2022 14:51

Thúc đẩy tiêu thụ đặc sản Huế

TTH - Dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, song nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất đặc sản Huế đã liên kết với các DN, đại lý trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, chuyển đổi từ bán hàng trực tiếp sang các kênh thương mại điện tử (TMĐT), góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh (SXKD), mở rộng thị trường.

Sản phẩm làng nghề: Tiêu thụ gắn với phát triển du lịchPhát triển thương hiệu, chuỗi giá trị và đặc sản Huế30 nhà cung cấp địa phương đưa hàng vào siêu thị

Nước mắm Thuận An - một trong những đặc sản Huế tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước

Thích ứng

Chưa đầy 5 phút lướt website, nhích chuột và tham khảo các sản phẩm kèm chương trình khuyến mãi, giảm giá trên các kênh bán hàng Lazada, Shopee, Sendo hay các trang TMĐT lớn của thế giới như Amazon, Esty, Alibaba… hàng trăm sản phẩm gia dụng, đặc sản, quà lưu niệm hiện ra với đầy đủ tính năng, giá, chương trình khuyến mại… với hình ảnh bắt mắt. Các kênh bán hàng này phát huy hiệu quả và thu hút nhiều khách hàng hơn trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly cũng như hạn chế giao tiếp để phòng dịch.

Thay đổi từ phương thức bán hàng trực tiếp sang các kênh TMĐT hiện đại, nên năm 2021 dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, song các sản phẩm tinh dầu tràm, tinh dầu xịt phòng, tinh dầu xoa bóp… của Công ty TNHH MTV Sản xuất tinh dầu Kim Vui, TP. Huế vẫn tiêu thụ ổn định, doanh số bán hàng cao hơn năm 2020. Trong đó, DN đã phát triển thêm nhiều đại lý trong nước và đưa sản phẩm sang các siêu thị ở nước bạn Lào.

Theo Giám đốc công ty, bà Trần Thị Vui, năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều địa phương trong nước nên việc bán hàng trực tiếp bị gián đoạn, giao dịch với khách hàng gặp khó khăn. Tiếp cận xu hướng kinh doanh hiện đại để thích ứng với dịch bệnh, DN đã phát triển hệ thống bán hàng thông qua 80 đại lý trong cả nước, đồng thời đẩy mạnh bán hàng qua các kênh TMĐT. Nhờ vậy, sản phẩm được giới thiệu, quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước nên doanh số bán hàng liên tục tăng so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2022, dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nên DN tiếp tục phát triển các kênh phân phối hiện đại, trong đó đầu tư công nghệ máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết giảm nhân công; đồng thời nâng cấp bao bì đóng gói phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.

Cùng với tinh dầu tràm, hiện các DN, cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc sản Huế, như: mè xửng, tôm chua, trà cung đình, hạt sen… cũng đẩy mạnh các kênh bán hàng như bán hàng qua điện thoại, qua ứng dụng App/Grab/Shopee Food hoặc qua các kênh TMĐT để người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn mua sắm tết an toàn và thuận lợi trước diễn biến của dịch, đồng thời tiết kiệm thời gian.

Cơ hội cho đặc sản Huế

Cùng với việc đẩy mạnh các kênh giao dịch TMĐT, năm 2022 là cơ hội để các DN, cơ sở sản xuất đặc sản Huế phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường khi UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ đặc sản Huế đến năm 2025 nhằm phát triển sản phẩm đặc sản ở mỗi địa phương, bao gồm sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ (TCMN) theo chuỗi giá trị.

Theo đó, sẽ tập trung phát triển sản phẩm OCOP, sản phẩm có chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao để trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, nguồn giống, nguồn lực có sẵn về tài nguyên, nguyên liệu, mang tính độc đáo riêng biệt, có gia tăng giá trị và không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Ngoài ra, sản phẩm có khả năng thành hàng hóa, sản lượng ổn định, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Theo Sở Công thương, mục tiêu của đề án nhằm hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, bán hàng, xúc tiến và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản của tỉnh, ưu tiên hỗ trợ các hộ sản xuất, cơ sở, hợp tác xã, DN sản xuất các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm chủ lực của tỉnh nhằm nâng cao đời sống của nông dân ở nông thôn với thu nhập ổn định.

Để thúc đẩy thị trường tiêu thụ, trên cơ sở các sản phẩm nông sản, đặc sản, TCMN và sản phẩm chủ lực, các ban, ngành sẽ xây dựng danh mục sản phẩm đặc sản của tỉnh, trong đó tập trung ưu tiên các sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực, sản phẩm được cấp quyền sử dụng “Con dấu nhận diện sản phẩm đặc sản Huế” và “Con dấu nhận diện TCMN Huế”. Đồng thời, tăng cường phát triển vùng nguyên liệu; xây dựng, quản lý, duy trì và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc sản; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, áp dụng các quy chuẩn địa phương…

Giám đốc Sở Công thương, ông Nguyễn Thanh cho rằng, trước diễn biến của dịch COVID-19, sở sẽ đẩy mạnh các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước để tháo gỡ khó khăn cho DN, nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn bình thường mới. Để thúc đẩy hoạt động thương mại nội địa, sở tiếp tục phối hợp với Sở Công thương các tỉnh, thành triển khai hiệu quả, đồng bộ chương trình kích cầu tiêu dùng, thực hiện các chương trình hội chợ khuyến mãi, tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu để đưa sản phẩm trên địa bàn nói chung và đặc sản Huế nói riêng tiêu thụ thông qua nhiều kênh truyền thống cũng như TMĐT.

Ngoài ra, ngành công thương tiếp tục hỗ trợ các DN phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa trong bối cảnh cả nước bước vào giai đoạn phục hồi SXKD thích ứng với dịch COVID-19; hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, ưu tiên các mặt hàng nông sản, đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, được nuôi trồng theo quy trình VietGAP, sản phẩm OCOP…

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chính sách thúc đẩy nguồn nhân lực mới

Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sau 8 năm tạm dừng, mở ra cơ hội quan trọng cho ngành hạt nhân, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Việt Nam cần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý và vận hành có năng lực, đồng thời nâng cao trình độ khoa học-công nghệ và phát triển sản xuất công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Cần chính sách thúc đẩy nguồn nhân lực mới
Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Dù mới đi vào hoạt động chính thức chưa đầy nửa năm, song với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, nay là thành phố Huế (Trung tâm) đã và đang có những đóng góp quan trọng trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xúc tiến thương mại, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan.

Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

TIN MỚI

Return to top