ClockThứ Sáu, 08/01/2021 06:07

Gắn kết bất động sản với phát triển kinh tế

TTH - Phát triển thị trường bất động sản (BĐS) theo hướng mở rộng được xem là hướng đi mới nhằm thực hiện định hướng từ Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Thu hút đầu tư bất động sản có định hướng

Tính liên kết giữa các dự án bất động sản vẫn chưa cao

Chuyển dịch đầu tư

Trước những năm 2015, Thừa Thiên Huế “thiếu vắng” những dự án (DA) đầu tư BĐS có quy mô lớn. Ngay cả khu vực các đô thị mới cũng chỉ mới manh nha xuất hiện những DA đầu tư nhỏ. Hạ tầng chưa gắn kết được với đô thị trung tâm như một tổng thể nên chưa thể hấp dẫn nhà đầu tư. Thị trường BĐS lúc bấy giờ gần như bị đóng băng, hay có cũng chỉ là những DA với quy mô nhỏ.

Khi có sự thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư, tâm lý bảo tồn và ngại thay đổi dần được cởi trói, thay vào đó là định hướng dung hòa giữa bảo tồn và phát triển, tạo cú hích mới trong thu hút đầu tư nói chung và thị trường BĐS nói riêng.

Xây dựng tòa nhà Vincom như một minh chứng cho những thay đổi từ chủ trương đến quan điểm trong thu hút đầu tư. Hẳn ai cũng sẽ nhớ, những ngày đầu mới triển khai những công trình cao tầng như: khách sạn Indochine, tòa nhà Vincom đã nhận không ít luồng ý kiến trái chiều của dư luận. Và có lẽ, nếu không đủ cởi mở sẽ không thể có được tòa nhà Vincom 39 tầng được xem như điểm nhấn trong đô thị Huế.

Cùng với sự thay đổi trong quan điểm thu hút đầu tư, những DA lớn bắt đầu xuất hiện đánh dấu bước chuyển mình của thị trường BĐS. Trong đó, việc hình thành khu đô thị mới An Vân Dương với các DA khu đô thị và nhà ở cao cấp với diện tích 1.700 ha như một dấu mốc.

Từ một khu đất ruộng, đến nay, Khu đô thị mới An Vân Dương đã có 48 DA đang triển khai với tổng vốn đăng ký hơn 13.000 tỷ đồng, diện tích 300 ha. Trong đó, có 10 DA phát triển nhà ở thương mại, DA phát triển đô thị với diện tích đất quy hoạch 230,1 ha, dự kiến xây dựng 7.146 căn; 4 DA nhà ở xã hội với diện tích đất quy hoạch trên 4,1ha và 1.840 căn hộ giai đoạn 2021 - 2023.

Ông Nguyễn Phước Bửu Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thông tin, theo định hướng Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định mở rộng địa giới hành chính đô thị để hình thành đô thị trung tâm với hai trục phát triển và các đô thị động lực gồm: thị xã Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, đô thị Chân Mây.

Thừa Thiên Huế cũng xây dựng bộ tiêu chí cho đô thị có tính chất đặc thù trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Đồng thời, xây dựng chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; đề án phân loại đô thị tỉnh trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế cũng như đề án công nhận thành phố Huế mở rộng đạt tiêu chí loại I.

Tỉnh cũng chủ trương kêu gọi đầu tư một số các DA phát triển khu đô thị, khu dân cư, các DA khu du lịch, nghỉ dưỡng, chủ yếu tập trung tại thành phố Huế và vùng phụ cận. Trong đó, Khu đô thị An Vân Dương 10 DA với diện tích đất khoảng 163,12ha; khu kinh tế, công nghiệp tỉnh 8 DA khoảng 387,57ha; khu nhà ở xã hội ở Huế gồm 5 DA với tổng căn hộ dự kiến 6.880 căn hộ; thị xã Hương Trà có 3 DA khoảng 39,77ha; huyện Phong Điền 2 DA với khu đô thị Cama Lakeside Eco Town và khu dân cư 104 ha phục vụ khu công nghiệp. Ngoài ra, trên địa bàn cũng đang kêu gọi đầu tư 21 DA BĐS du lịch.

 Nhiều dự án lớn như The Manor Crown Huế đã hình thành

Hạ tầng là yếu tố cốt lõi

Thị trường BĐS đang chuyển biến khả quan, nhưng chuyển động này chỉ thu hẹp trong những DA rời, chưa tạo thành một liên kết gắn BĐS với chiến lược phát triển kinh tế.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nhận định, xu hướng phát triển DA địa ốc trên cả nước đang dần thay đổi theo nhu cầu thị trường. Không thể tiếp tục “bán” nhà ở với các tiện ích đô thị đi kèm là đủ, mà phải “bán” một không gian sống mới “an cư lạc nghiệp” cho người dân. Trong đó, việc thu hút cư dân mới không chỉ tập trung vào môi trường sống hiện đại, xanh và sạch mà phải đầy đủ hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, không gian xanh, thể dục thể thao, dịch vụ thương mại...) và hạ tầng kỹ thuật tốt.

Để thực hiện được điều này trong điều kiện tỉnh đang còn khó khăn, việc xây dựng chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tự ứng vốn đầu tư hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh cả trong và ngoài DA, các tuyến đường kết nối bao quanh đổi lại những ưu đãi đầu tư và vận hành DA sẽ là giải pháp hiệu quả vừa giảm áp lực đầu tư công vừa nâng cao uy tín nhà đầu tư.

Theo vị kiến trúc sư này, việc khuyến khích phát triển các khu đô thị mới văn minh, cao tầng, với hạ tầng hiện đại tại các vùng đất mới, không những đáp ứng nhu cầu phát triển tương lai của Thừa Thiên Huế, mà còn giúp giảm mạnh áp lực phát triển lên khu đô thị hiện hữu; nhờ đó sẽ gián tiếp góp phần cho việc bảo tồn di sản. Ngoài ra, nên khuyến khích và thu hút những DA đem lại các cơ hội việc làm thu nhập cao cho các khu đô thị mới tiềm năng trong tương lai. Đây sẽ là những nền tảng quan trọng để thu hút nhân tài khắp nơi đưa gia đình về đây an cư lạc nghiệp và tạo thành mối gắn kết giữa bất động sản với chiến lược phát triển kinh tế địa phương.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

TIN MỚI

Return to top