ClockThứ Sáu, 28/12/2018 08:01

CPI năm 2018 tăng 3,54%, kiểm soát lạm phát thành công

Với mức tăng 3,54%, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2018 dưới 4% của Chính phủ đã đạt được.

Giá xăng dầu giảm liên tục góp phần 'kiềm chế' CPIChỉ tiêu xuất nhập khẩu 2019 còn khá khiêm tốnGiá xăng dầu tăng, kiểm soát lạm phát dưới 4% là thách thức lớnGiá thuốc và dịch vụ y tế tăng gần 17,5%, đẩy CPI 7 tháng tăng mạnh

Chiều 27/12, phát biểu tại cuộc họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm 2017, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. CPI tháng 12/2018 tăng 2,98% so với tháng 12/2017, bình quân mỗi tháng tăng 0,25%.

“Năm 2018 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát. Mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2018 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2018”, ông Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.

Năm 2018 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát

Về yếu tố gây tăng giá trong năm 2018, bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết, giá dịch vụ y tế tăng theo lộ trình khiến giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 13,86% làm cho CPI năm 2018 tăng 0,54% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, thực hiện lộ trình tăng học phí, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng học phí các cấp học làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2018 tăng 7,06% so với cùng kỳ, tác động làm cho CPI năm 2018 tăng 0,36% so với cùng kỳ.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng nên giá một số loại dịch vụ như: dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ sửa chữa, lắp đặt điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình có mức tăng giá từ 3% - 5% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với yếu tố thị trường, giá các mặt hàng lương thực tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 0,17% do giá gạo tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán và tăng theo giá gạo xuất khẩu. Giá gạo xuất khẩu tăng do nhu cầu gạo tăng từ thị trường Trung Quốc và thị trường các nước Đông Nam Á. Năm 2018, giá thịt lợn tăng 10,37% so cùng kỳ năm trước làm cho CPI chung tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước.

Giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 2,54% do một số đơn vị vận tải hành khách kê khai tăng giá chiều đông khách, cùng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng giá vé tàu hỏa vào dịp Tết Nguyên đán và dịp hè.

Bên cạnh đó, giá gas sinh hoạt điều chỉnh theo giá gas thế giới, năm 2018, giá gas tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 6,59% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 0,11% do nhu cầu xây dựng tăng. Giá nhà ở thuê tăng 1,01% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của giá bất động sản tăng mạnh ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương....

Năm 2018, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng khá mạnh đến đầu tháng 10/2018, sau đó giá xăng dầu thế giới liên tục giảm mạnh cho đến thời điểm cuối tháng 12/2018. Tuy nhiên, bình quân giá dầu Brent từ thời điểm 1/1/2018 đến thời điểm 20/12/2018 ở mức 71,6 USD/thùng, cao hơn nhiều so với mức 54,53 USD/thùng bình quân năm 2017 tăng 31,3%. Trong nước, giá xăng A5 được điều chỉnh 8 đợt tăng, 8 đợt giảm, tổng cộng giảm 1.190 đồng/lít; giá dầu diezel được điều chỉnh tăng 11 đợt và giảm 8 đợt, tổng tăng 840 đồng/lít, làm cho chỉ số giá nhóm xăng dầu bình quân năm 2018 tăng 15,25% so với cùng kỳ góp phần tăng CPI chung 0,64%.

Nhu cầu du lịch tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán và các kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và 2/9 nên chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng trở lại như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép… nên chỉ số giá nhập khẩu năm 2018 so cùng kỳ tăng 2,09%, chỉ số giá xuất khẩu tăng 0,44%; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 2,8%; chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông nghiệp tăng 4,38%.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố gây tăng giá, trong năm 2018 cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế chỉ số CPI, đó là: giá dịch vụ y tế điều chỉnh giảm theo Thông tư số 15/2018/TT/BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế về việc quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, theo đó chỉ số giá dịch vụ y tế tháng 7/2018 giảm 7,58% góp phần giảm CPI chung 0,29%.

Đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 12 năm 2018 tăng 0,09% so với tháng trước, tăng 1,7% so với cùng kỳ; năm 2018 so năm 2017 tăng 1,48%.

“Lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá chủ yếu từ việc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục. Mức tăng lạm phát cơ bản trong năm 2018 so với cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng từ 1,18% đến 1,72%, lạm phát cơ bản bình quân năm tăng 1,48% thấp hơn mức kế hoạch 1,6% cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định”, bà Đỗ Thị Ngọc khẳng định.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm

Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Huế khẳng định vị thế ngay trong năm đầu tiên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm
Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025

Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích, lạm phát trung bình toàn cầu năm 2025 sẽ thấp hơn tỷ lệ lạm phát năm 2024, mặc dù tốc độ sụt giảm sẽ chậm hơn so với năm 2024 và năm 2023. Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) cho rằng, giá thực phẩm và năng lượng thấp hơn sẽ kìm hãm giá cả trong năm 2025, mặc dù nhiều hạn chế thương mại toàn cầu có thể sẽ thúc đẩy lạm phát.

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

TIN MỚI

Return to top