ClockThứ Sáu, 03/02/2023 10:11

Thị trường xăng dầu: Bao giờ hết rối?

Bộ Công thương vừa trình Chính phủ dự thảo 2 về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu trong bối cảnh hàng trăm doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kêu khó chồng khó.

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ dịp Tết Nguyên đán Quý MãoGiá dầu giảm, giá xăng giữ nguyênGiá xăng, dầu tăng nhẹ ở kỳ điều hành đầu năm 2023

Cần đổi mới cơ chế quản lý để thị trường xăng dầu vận hành theo kinh tế thị trường

Bộ Công thương vẫn “nắm” xăng dầu

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, nhiều vấn đề của thị trường xăng dầu nóng trở lại. Cộng đồng doanh nghiệp (DN) bán lẻ xăng dầu liên tiếp kêu khó khi chiết khấu hoa hồng thấp, nhiều DN cho hay, phải đi vay lãi để bù lỗ kinh doanh. Trong bối cảnh đó, các DN bán lẻ xăng dầu đã có cuộc trao đổi với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), góp ý cho việc sửa Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu.

Trong dự thảo 2 về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu tiếp tục đề cập đến các vấn đề “nhức nhối” trong điều hành xăng dầu thời gian qua. Trong đó, liên quan đến thời gian điều hành giá xăng dầu, Bộ Công thương đưa ra 2 phương án. Một là giữ nguyên quy định hiện hành về thời gian điều hành/công bố giá xăng dầu (thời gian điều hành là vào các ngày 1, 11, 21 hàng tháng);

Đồng thời, khi cần thiết trong những giai đoạn thị trường có biến động lớn, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo liên Bộ Công thương – Tài chính về thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp với diễn biến thị trường từng giai đoạn (nội dung này thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo quy định hiện hành).

Phương án 2 là sửa đổi theo hướng rút ngắn thời gian điều hành/công bố giá xăng dầu xuống mức 7 ngày, quy định vào 1 ngày cụ thể là Thứ Năm hàng tuần. Trong giai đoạn giữa 2 kỳ điều hành, nếu giá cơ sở có biến động tăng trên 5%, liên Bộ Công thương – Tài chính sẽ thực hiện điều hành giá”- Tờ trình của dự thảo nêu.

Bộ Công thương đề xuất chọn phương án 2 vì giá xăng dầu trong nước sẽ biến động gần hơn với biến động của giá xăng dầu thế giới. Khi giá tăng sẽ được sự ủng hộ của các DN.

Đặc biệt, việc điều hành sẽ được thực hiện kể cả vào ngày nghỉ lễ nhằm tránh những việc giá có biến động lớn trong dịp nghỉ lễ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng hoặc DN kinh doanh xăng dầu.

Về việc phối hợp giữa các bộ, ngành trong điều hành giá xăng dầu, Bộ Công thương đề xuất giữ nguyên các quy định hiện hành về chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành trong phân công công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên, làm rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và bổ sung nội dung: “Thời gian điều chỉnh chi phí định mức rút xuống còn 1 quý/lần. Nếu trong quý có biến động tăng, giảm từ 5% trở lên thì cho phép điều chỉnh ngay”.

Liên quan đến chiết khấu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, cơ quan soạn thảo cũng đưa ra 2 phương án. Phương án 1 là không quy định cụ thể mức chiết khấu trong để các DN chủ động đàm phán với nhau cho phù hợp với biến động cung cầu của thị trường trong từng thời điểm.

Phương án 2 quy định mức chiết khấu cố định hoặc tối thiểu trong kinh doanh xăng dầu. Theo Bộ Công thương, việc quy định này sẽ bảo đảm lợi ích và được sự ủng hộ của các đại lý bán lẻ xăng dầu, là căn cứ để các đại lý bán lẻ yêu cầu các đơn vị duy trì chiết khấu cho khâu bán lẻ.

Bên cạnh đó, để đảm bảo giá cơ sở mặt hàng xăng dầu phản ánh đủ các chi phí phát sinh, cần đưa mức chiết khấu cố định hoặc tối thiểu này vào chi phí kinh doanh trong cơ cấu giá cơ sở mặt hàng xăng dầu, việc này làm tăng giá xăng dầu, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng xăng dầu.

Khi hoạt động kinh doanh xăng dầu gặp khó khăn, không có sự chia sẻ giữa các khâu trong hệ thống phân phối xăng dầu, các khó khăn sẽ dồn hết lên DN đầu mối kinh doanh xăng dầu, do đó ảnh hưởng đến tổng thể nguồn cung xăng dầu trong nước.

Với sửa đổi này, Bộ Công thương lựa chọn phương án 1 để có sự chia sẻ khó khăn giữa các đại lý với các đơn vị cấp xăng dầu. Trường hợp nhằm bảo đảm lợi ích của các cửa hàng bán lẻ, khi ký kết hợp đồng đại lý (nhượng quyền thương mại) các đại lý cần đưa ra điều khoản về mức chiết khấu tối thiểu với đơn vị cấp hàng.

Tìm giải pháp ổn định

DN bán lẻ xăng dầu than rằng, họ đang bị triệt tiêu cạnh tranh về chiết khấu, quan hệ giao dịch, ở vào thế bất lợi. Chưa kể, các chi phí phát sinh, DN còn phải chịu trách nhiệm rủi ro pháp lý, không thể bảo toàn nguồn vốn, lợi nhuận để bán hàng.

Đại diện một DN tại TPHCM sở hữu khoảng chục cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho biết, quy mô vốn, tài sản đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng. Vì vậy, khi không thể nhập hàng, hoặc chiết khấu quá thấp, DN vẫn phải bán lỗ. Vị này ví tình thế này của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu là rơi vào tình thế: “Đóng cửa thì bị phạt, mở bán thì thua lỗ”.

Nhận định về Dự thảo lần 2, ông Giang Chấn Tây – chủ một DN bán lẻ xăng dầu tại Trà Vinh cho rằng, bước đầu dự thảo đã có thay đổi là đưa ra phương án DN được lấy hàng từ nhiều nơi, tuy nhiên vấn đề chiết khấu vẫn chưa được giải quyết.

“Các DN kiến nghị cần có quy định về mức chiết khấu cố định cho đại lý bán lẻ ở mức phù hợp” - ông Tây nêu lên đề xuất.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, để đảm bảo nguồn cung xăng, dầu lâu dài, cần đổi mới cơ chế quản lý để thị trường xăng dầu vận hành theo kinh tế thị trường. Việc Bộ Công thương giao chỉ tiêu nhập khẩu cụ thể từng DN đầu mối và phải rõ địa bàn DN đó phục vụ theo quý, theo tháng. Đồng thời giao xong thì phải có kiểm tra giám sát. Bộ Công thương cần quản lý chặt toàn bộ ngành dọc về kinh doanh xăng, dầu kể cả về đầu mối, trung gian, đơn vị phân phối và bán lẻ ở cả 63 tỉnh, thành, thậm chí quản lý cả toàn bộ trạm xăng, dầu.

Nhiều ý kiến cho rằng, điều quan trọng là Nhà nước cần tạo được hành lang pháp lý an toàn, chống các rủi ro, trục lợi, bảo đảm cạnh tranh công bằng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Không nên can thiệp quá nhiều vào cơ chế giá vì như vậy sẽ tạo ra cơ chế xin - cho trong quản lý xăng dầu.

Hiện có 36 thương nhân đầu mối, hơn 300 thương nhân phân phối, và hơn 17.000 cửa hàng bán lẻ dẫn đến sự rối loạn, khó quản lý. Trong khi xăng dầu là năng lượng quan trọng, là “máu” trong sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế. Nếu dòng máu lưu thông thì kinh tế tăng trưởng ổn định, sản xuất kinh doanh phục hồi tốt. Nếu thiếu “máu” thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo Đại đoàn kết

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top