ClockThứ Bảy, 18/12/2021 10:20

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 sang Nhật Bản

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trước bối cảnh dịch COVID-19 tại Nhật Bản đã được kiểm soát, các sản phẩm tôm sú cỡ lớn của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tăng thị phần trong thời gian này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nâng chất thêm cho sản phẩm để cạnh tranh mạnh với tôm của Indonesia và Ấn Độ khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu ‘cán đích’ sớmCán cân thương mại đảo chiều, xuất siêu 225 triệu USD trong 11 thángĐẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau COVID-19Hàng nông, lâm, thủy sản xuất siêu khoảng 3,3 tỷ USD

Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng). Ảnh minh họa: TTXVN

Thị phần thủy sản của Việt Nam tính theo lượng tăng nhẹ từ 7,2% trong 10 tháng năm 2020 lên 7,3% trong 10 tháng năm 2021. Hơn nữa, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản thường đạt mức cao nhất là vào tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Đây là thời điểm nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm thủy sản có trị giá cao để phục vụ ngày Lễ đầu năm mới ở Nhật Bản.

Dẫn số liệu từ cơ quan Hải quan Nhật Bản theo Cục Xuất Nhập khẩu cho thấy, 10 tháng năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho Nhật Bản, đạt 111,1 nghìn tấn với trị giá 94,94 tỷ JPY, tương đương 840 triệu USD; tăng 1,1% về lượng nhưng giảm 2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng lưu ý, nhập khẩu thủy sản của nước này trong tháng 10/2021 đạt 150,08 nghìn tấn, trị giá 134,5 tỷ JPY, tương đương 1,19 tỷ USD, giảm 8,2% về lượng, nhưng tăng 9,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 10 tháng năm 2021, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đạt 1,53 triệu tấn, trị giá 1.170 tỷ JPY, tương đương 10,357 tỷ USD, giảm 0,2% về lượng, nhưng tăng 3,9% về trị giá.

Tháng 10/2021, nhập khẩu hai mặt hàng thủy sản chính vào Nhật Bản là tôm và cá ngừ đều tăng so với tháng 10/2020. Trong khi nhập khẩu mực, bạch tuộc và cua giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 10 tháng năm 2021, Nhật Bản tăng nhập khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản chủ yếu, trong khi nhập khẩu bạch tuộc và cá hồi giảm mạnh.

Cá ngừ là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất, đạt 500 nghìn tấn, trị giá 393,1 tỷ JPY, tương đương 3,5 tỷ USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với 10 tháng năm 2020.

Ngoài ra, nhập khẩu tôm đạt 183,1 nghìn tấn, trị giá 206,5 tỷ JPY, tương đương 1,83 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và tăng 6,5% về trị giá. Đặc biệt, trong 10 tháng năm 2021, Nhật Bản đẩy mạnh nhập khẩu thủy sản từ thị trường Na Uy và Ấn Độ, giảm mạnh nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top