ClockThứ Năm, 04/11/2021 13:00

Quảng Điền: Ưu tiên thu hút đầu tư nhằm giải quyết việc làm

TTH - Giải quyết việc làm trong tình hình dịch bệnh như hiện nay là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Quảng Điền nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế

Quảng Điền hỗ trợ 1.652 hộ dân làm ăn xa ảnh hưởng dịch COVID-19Quảng Điền: Gần 500m bờ sông bị sạt lở, nhiều tuyến đường ngập sâu

Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống là cách làm hiệu quả trong giải quyết việc làm

Ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên số lượng lao động thất nghiệp trên địa bàn huyện tăng cao, nhất là hiện nay nhiều lao động từ các tỉnh trở về địa phương ngày càng nhiều. Theo khảo sát sơ bộ của Phòng Lao động Thương Binh và Xã hội huyện, hiện có khoảng 9.200 lao động thất nghiệp, không có việc làm, trong khi đó việc tổ chức các lớp đào tạo khó thực hiện do lo ngại dịch bệnh.

Điển hình trong năm 2020, toàn huyện chỉ có 25 lao động được xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 11,% kế hoạch. Việc tạo việc làm mới cho lao động cũng rất khó khăn, số lao động có việc làm mới trong năm 2020 khoảng 1.300 lao động, so với kế hoạch đạt 89,7%, trong năm 2021 còn khó khăn hơn. Công tác đào tạo nghề ngắn ngày cho lao động nông thôn đạt thấp, đến nay chỉ đào tạo được 2 lớp, với tổng số là 47 lao động.

Lao động thất nghiệp lớn, trong khi đó, nguồn vốn giải quyết việc làm do Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác cho vay qua các kênh hội đoàn thể khá khiêm tốn, các kênh khác cũng đang gặp khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến giải quyết việc làm. Theo Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, dư nợ của chương trình cho vay này là 29,2 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 580 lao động. Hiện, nguồn vốn mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu của người dân. Để được vay từ chương trình phải xét theo thứ tự ưu tiên cũng như đánh giá tính hiệu quả trong nguồn vay.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền thông tin, hiện nay trên địa bàn có hơn 5.000 lao động từ các tỉnh về địa phương. Lao động trở về từ vùng dịch đa phần không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), không có bằng cấp, chứng chỉ. Số lao động thuộc nhóm tuổi từ 41 tuổi trở lên lớn và đa phần sẽ gặp khó khăn trong đào tạo chuyển đổi nghề do thói quen lao động, trình độ học vấn, khả năng tiếp thu hạn chế, tâm lý ngại học nghề.

Với mục tiêu năm 2021 sẽ giải quyết việc làm cho trên 1.300 lao động, trong đó: tạo việc làm thông qua phát triển các ngành kinh tế của huyện cho trên 1.000 lao động; hỗ trợ tạo việc làm cho trên 150 lao động thông qua các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm; đưa 150 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Để thực hiện được mục tiêu trên, Quảng Điền đang tăng cường các giải pháp trong thu hút đầu tư, hỗ trợ công tác đào tạo nghề, huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, vốn tín dụng chính sách… nhằm giải quyết việc làm cho lao động.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, trong định hướng của huyện sẽ chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm lao động ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Theo đó, tỷ lệ lao động trong ngành du lịch, dịch vụ chiếm 28,84%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 31,43% và nông, lâm nghiệp, thủy sản 39,72%. Hiện, các xã trên địa bàn phối hợp các ngành liên quan tập trung công tác khôi phục và phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp. Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp tại nhiều địa phương hiện nay.

Huyện đang tập trung hỗ trợ các DN dệt may trong tiếp cận với nguồn lao động tại địa phương, như: đang đẩy mạnh hỗ trợ SCAVI trong đầu tư nhà máy may tại khu công nghiệp Bắc An Gia. Dự kiến vào cuối năm 2021, nhà máy sẽ chính thức khởi công xây dựng và sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 4/2022, giải quyết việc làm cho 8.400 lao động. Đây là cơ hội rất lớn để giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Ngoài ra, huyện cũng đẩy mạnh hỗ trợ, kết nối các DN khác nhằm hỗ trợ tạo việc làm cho lao động, liên kết với các đơn vị triển khai chương trình hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, lồng ghép các nguồn vốn ưu tiên cho mục tiêu giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động...

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Quản lý tốt địa bàn, giải quyết các thủ tục cho người dân

Sau khi sáp nhập, diện tích và quy mô dân số huyện Phú Lộc được mở rộng. Chính quyền địa phương, các phòng, ban, đơn vị liên quan tập trung nhiều giải pháp để quản lý tốt địa bàn, giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho người dân.

Quản lý tốt địa bàn, giải quyết các thủ tục cho người dân
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

TIN MỚI

Return to top