ClockThứ Tư, 25/10/2017 14:26

Nông dân chế tạo máy ép dầu phụng

TTH - Quyết tâm theo đuổi đam mê, Lê Hữu Minh (sinh năm 1980), trú tại tổ dân phố Giáp 3- phường Hương Văn (TX. Hương Trà) đã nghiên cứu, sáng chế máy máy ép dầu lạc - dầu mè bằng thủy lực và máy xay nghệ tươi.

Lê Hữu Minh bên máy ép dầu phụng và mè bằng thủy lực

Học hết lớp 8 Trường THCS Hương Văn (nay là Trường THCS Hồ Văn Tứ- phường Hương Văn), do điều kiện gia đình nên Lê Hữu Minh tạm gác giấc mơ học hành để theo cha học nghề cơ khí vào năm 1995. Cha của Minh -ông Lê Hữu Lành được mọi người biết đến là một thợ cơ khí lành nghề, học mới lớp 5 nhưng đã có 2 giải thưởng về khoa học công nghệ Quốc gia (giải nhì với sáng chế máy bóc vỏ lạc và giải ba sáng chế máy bóc vỏ mè năm 2008).

Nhờ chăm chỉ, tay nghề của Minh theo cha ngày càng nâng cao, xưởng cơ khí Hữu Lành lúc nào cũng đông khách; kinh tế gia đình nhờ đó dần được cải thiện. Năm 2009, người cha của Minh đã qua đời và cơ sở cơ khí Hữu Lành được giao lại cho Minh quản lý.

Năm 2014, do nhu cầu của người dân cần máy ép dầu phụng (lạc) thay cho cách ép thủ công truyền thống vừa mất nhiều thời gian và lượng dầu thu được lại hạn chế, Minh đi khắp nơi để tìm hiểu mong muốn và cách làm nông nghiệp của người dân, gặp những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí để học tập.

Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế, năm 2015, Minh chế tạo thành công chiếc máy ép dầu phụng, mè bằng thủy lực, với công suất ép 1-1,5 tấn lạc/ngày (tùy thuộc vào công suất của máy), giảm nhiều nhân công.

Đến nay, Minh đã làm hơn 10 máy theo đơn đặt hàng của bà con ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng với giá thành mỗi máy từ 45-75 triệu đồng.

Đầu năm 2016, một người dân ở tỉnh Quảng Trị đã đặt Minh làm một máy xay nghệ tươi. Sau hơn 6 tháng nghiên cứu, tìm tòi dựa trên nguyên lý hoạt động cắt sắn tươi, Minh đã cho ra đời chiếc máy xay nghệ tươi hoàn thiện của mình. Với giá thành từ 5-10 triệu đồng/máy, người dân có thể xay từ 5 tạ đến 1 tấn nghệ/ngày.

Sáng chế ra 2 loại máy ép dầu phụng, mè bằng thủy lực và máy xay nghệ tươi đã đem về cho Minh giải ba và giải khuyến khích Hội thi bình chọn sản phẩm công nghiệp-nông thôn tiêu biểu thị xã Hương Trà năm 2017.

Ông Lê Văn Anh, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Trà, Phó Ban giám khảo Hội thi bình chọn sản phẩm công nghiệp-nông thôn tiêu biểu thị xã Hương Trà năm 2017 nhận xét: “Hương Trà hiện có khoảng 1.000 ha lạc, cho năng suất 24 tạ/ha, sau khi thu hoạch bà con bán lạc vỏ nên hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Anh Lê Hữu Minh đã nghiên cứu, chế tạo ra máy ép dầu lạc, mè bằng thủy lực và máy xay nghệ tươi giúp bà con nông dân giảm sức lao động và chất lượng dầu lạc, nghệ được nâng cao. Chúng tôi sẽ đem  2 sản phẩm này tham gia Hội thi bình chọn sản phẩm công nghiệp-nông thôn tiêu biểu tỉnh năm 2017”.

"Gia đình làm nghề nông, bản thân trải qua tất cả công việc đồng áng nên tôi hiểu rất rõ sự vất vả của người nông dân", Minh nói. Tại cơ sở cơ khí Hữu Lành, ngoài sản xuất máy ép dầu lạc, mè bằng thủy lực, máy xay nghệ tươi còn sản xuất máy bóc vỏ lạc, mè; máy sàng lạc, giàn cày lưỡi của máy cày; sửa chữa: các loại máy móc nông nghiệp, máy xay bắp, sắn khô, xay bánh dầu,…mỗi năm đem về thu nhập cho Minh hơn 1 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho 5 lao động với thu nhập ổn định từ 4-6 triệu đồng/tháng/người.

Hiện, Minh đang dành nhiều thời gian để nghiên cứu sáng chế máy trỉa đậu phụng để giảm sức lao động cho nông dân.

Xuân Trường - Trương Huyền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Phong Điền hiến gần 27.000 m² đất

Ngày 24/12, Hội Nông dân huyện Phong Điền tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2024; tổng kết thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VI) về “Nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2024”.

Nông dân Phong Điền hiến gần 27 000 m² đất
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

TIN MỚI

Return to top