ClockThứ Năm, 19/05/2022 12:58

Nguy cơ dịch bệnh từ săn, bắt động vật hoang dã

TTH.VN - Đó là thông điệp cảnh báo tại sự kiện giảm cầu tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD) diễn ra tại các địa phương vùng đệm trên địa bàn tỉnh từ ngày 17/5 đến 24/5.

Thú rừng lại “kêu cứu”Ngăn chặn săn bắt động vật rừng dịp tếtSăn dúi đại ngàn

Tập huấn bảo tồn đa dạng sinh học cho người dân vùng đệm

Sự kiện này được triển khai thuộc Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) của dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn ĐDSH – VFBC), do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

10 sự kiện giảm cầu tiêu thụ ĐVHD diễn ra trong đợt này thu hút sự tham gia khoảng 300 người dân tại 5 xã vùng đệm của các khu bảo tồn, vườn quốc gia và rừng phòng hộ. Đó là xã Thượng Nhật (Nam Đông), xã Phong Mỹ (Phong Điền), xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy), xã Lộc Tiến và thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc).

Theo đánh giá của các chuyên gia về ĐVHD, Thừa Thiên Huế sở hữu tài nguyên sinh vật đa dạng, thuộc loại cao của Việt Nam và khu vực ở cả 3 mức: đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng nguồn gen. Trong đó, thể hiện đặc trưng nhất tại 4 khu rừng đặc dụng: Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Khu Bảo tồn Sao La và vùng rừng đặc dụng phía tây nam Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên hoạt động săn bắt, mua bán và tiêu thụ ÐVHD bất hợp pháp vẫn còn diễn ra, trong khi ngành lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc bảo tồn ĐDSH tại địa phương.

Những năm gần đây, thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ xuất hiện và lan truyền các bệnh truyền nhiễm, hoặc tái bùng phát ở người, vật nuôi và ĐVHD. Tổ chức Y tế thế giới đã có những minh chứng khoa học cho thấy có khoảng 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới ở người có nguồn gốc từ động vật.

Bảo tồn ĐVHD và tài nguyên thiên nhiên không thể thiếu sự tham gia của cộng đồng dân cư tại địa bàn, bởi họ chính là người được hưởng lợi từ ĐDSH cũng như phải chịu tác động trực tiếp của tình trạng suy thoái ĐDSH. Trong giai đoạn từ nay tới năm 2025, Hợp phần Bảo tồn ĐDSH (dự án VFBC) đang được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với các đơn vị liên quan tại Thừa Thiên Huế triển khai các hoạt động tăng cường sự tham gia của người dân trong việc quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH một cách hiệu quả.

* Hạt Kiểm lâm (HKL) TP. Huế vừa tiếp nhận một cá thể chim cú lợn quý hiếm từ người dân giao nộp.

Tiếp nhận cá thể chim cú lợn

Trước đó, nhận được tin báo từ người dân thông qua đường dây nóng bảo vệ động vật hoang dã, HKL TP. Huế phối hợp với Công an xã Hương Phong (TP. Huế) tổ chức tiếp nhận động vật chim cú lợn, có tên khoa học Strigiformes spp với trọng lượng 0,4kg. Động vật này thuộc nhóm IIB, thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm theo quy định.

Động vật rừng nói trên do ông Đ.V.H trú tại thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong tình cờ phát hiện trên đồng ruộng gia đình, sau đó liên hệ qua đường dây nóng bảo vệ động vật hoang dã của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, tự nguyện giao nộp với mong muốn thả về môi trường tự nhiên.

Hiện, chim cú lợn bị thương ở cánh phải. HKL TP. Huế đang phối hợp với Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn Quốc gia Bạch Mã bàn giao, tiếp tục chăm sóc và thả về môi trường tự nhiên khi sức khỏe nó ổn định.

Tin, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận cá thể tê tê nguy cấp, quý hiếm

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh ngày 31/12, lực lượng kiểm lâm đã tiếp nhận một cá thể tê tê quý, hiếm, nguy cấp từ một người dân tự nguyện giao nộp thông qua đường dây nóng.

Tiếp nhận cá thể tê tê nguy cấp, quý hiếm
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

TIN MỚI

Return to top