ClockThứ Bảy, 25/12/2021 14:32

Ngân sách nhà nước: Vượt đích trong bão dịch

Năm 2021 là một năm rất khó khăn đối với nền kinh tế, khi cả nước phải đối diện với những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội của người dân, đồng thời tác động tiêu cực tới thực hiện dự toán ngân sách khi một số nguồn thu sụt giảm.

Các khoản hỗ trợ, trợ cấp bởi dịch COVID-19 không tính vào thu nhập chịu thuế cá nhânGiao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022Thuế thu nhập cá nhân tăng caoPhục hồi và phát triển kinh tế trong điều kiện thích ứng an toàn

Người dân nộp thuế tại điểm thu Ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP Cần Thơ. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN

Trong suốt hai năm chịu tác động của dịch COVID-19, Bộ Tài chính vừa phải phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước hàng năm được Quốc hội quyết định, vừa lo các khoản chi cho chống dịch và hỗ trợ về thuế, phí và lệ phí cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Điều này đã dẫn đến nguồn thu luôn bị đe dọa thiếu hụt.

Chỉ tính riêng năm 2021, Bộ Tài chính dự kiến miễn, giảm, giãn gần 140 nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất. Đây là gói hỗ trợ rất lớn trong bối cảnh thu ngân sách gặp khó khăn trong khi nhu cầu chi lại nhiều lên với nhiều khoản chi không có trong dự toán. Dịch COVID-19 đã đảo lộn nguyên tắc ngân sách thu không đủ bù chi, mọi khoản chi phải có trong dự toán và không ban hành bất cứ một chính sách nào làm tăng chi ngân sách.

Cụ thể, ngân sách Nhà nước phải tăng chi lớn cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh với con số ước tới hơn 60 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, ngân sách dự phòng Trung ương với 17,5 nghìn tỷ đồng đã chi hết, do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chuyển nguồn tiết kiệm chi thường xuyên 14,62 nghìn tỷ đồng điều chỉnh vào dự phòng ngân sách Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ chi cấp bách cho phòng chống dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, có thời gian, tới 23 địa phương chiếm 70% tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19 khiến số thu nội địa giảm mạnh qua các tháng, quý so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể: thu nội địa từ thuế, phí từ mức tăng 9,1% của tháng 6, sang tháng 7 giảm 10,8%, tháng 8 giảm 21% và tháng 9 giảm 26,5% so với cùng kỳ năm 2020. Nhiều tỉnh, thành phố có mức thu ngân sách đạt rất thấp và thấp hơn rất nhiều so với bình quân thu ngân sách những tháng đầu năm như Tp. Hồ Chí Minh thu ngân sách 9 tháng giảm gần 6.000 tỷ đồng so với tháng 8/2021.

Cùng với số thu nội địa, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tại một số tháng trong năm cũng có xu hướng giảm mạnh với số thu tháng 8 giảm 19,1%; tháng 9 giảm 13,6% so với những tháng trước đấy.

Vào thời điểm khó khăn đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phải động viên toàn ngành tài chính, trong khó khăn càng phải sáng tạo, nỗ lực hơn nữa vì ngành tài chính được ví như động mạch chủ của nền kinh tế.

Và để quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, Bộ Tài chính đã lên các kịch bản về điều hành chính sách tài chính và quản lý ngân sách Nhà nước phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế cũng như diễn biến của dịch bệnh.

Bộ Tài chính cho biết, với đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, duy trì được mức tăng trưởng khả quan như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Song song với đó là từ tháng 10, dịch COVID-19 được kiểm soát tốt hơn trên cả nước, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới đã phát huy tác dụng tích cực, tạo thuận lợi cho việc khai thác tăng thu ngân sách trong những tháng cuối năm.

Với việc triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý thu ngân sách nhà nước, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, hồi phục sản xuất kinh doanh,  thu ngân sách Nhà nước năm 2021 đã cán đích trước 1 tháng với số thu dự kiến đạt 1.471 nghìn tỷ đồng, vượt 9,5% so với dự toán; trong đó, thu ngân sách trung ương ước vượt 3,5% và thu ngân sách địa phương vượt 17,5% so với dự toán.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, Bộ Tài chính nhận định, thu ngân sách Nhà nước trong thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn thách thức do việc tiếp tục thực hiện miễn, giảm, giãn một số chính sách thu để hỗ trợ nền kinh tế; trong khi đó, nhu cầu chi phòng chống dịch bệnh lớn, nên áp lực gia tăng đối với cân đối ngân sách Nhà nước.

Do đó, bước sang năm 2022, theo các chuyên gia, cần phải cơ cấu lại thu ngân sách trong bối cảnh mới. Theo TS. Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, vấn đề đảm bảo các nguồn lực tài chính và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng nhất trong chiến lược tài chính giai đoạn 2021 - 2030.

Về cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước, trong giai đoạn tới tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách Nhà nước đồng bộ, xây dựng hệ thống thu ngân sách Nhà nước có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực vào nguồn ngân sách này, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Trường cho rằng một trong những giải pháp quan trọng đó là tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và thực hiện tốt quản lý thu, tăng cường chống chuyển giá, trốn lậu thuế; đôn đốc thu hồi các khoản nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế.

Bộ Tài chính cũng cho biết sẽ tiếp tục triển khai tốt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nuôi dưỡng nguồn thu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, coi đây là nhiệm vụ mang tính mũi nhọn, thúc đẩy phát triển.

Đồng thời, Bộ sẽ tập trung quản lý thu ngân sách, tránh thất thu; đảm bảo chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả. Mặt khác, tăng cường kiến nghị các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; đảm bảo kịp thời kinh phí chống dịch; triển khai kịp thời các gói kích thích, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Phấn đấu thu nội địa năm 2025 đạt 12.500 tỷ đồng

Ngày 7/1, Cục Thuế thành phố Huế tổ chức tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Nguyễn Quang Tuấn, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố; Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Phấn đấu thu nội địa năm 2025 đạt 12 500 tỷ đồng

TIN MỚI

Return to top