ClockThứ Sáu, 19/11/2021 17:43

Lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực cho phát triển

TTH.VN - Chiều 19/11, tại cuộc họp trực tuyến thường kỳ UBND tỉnh tháng 11/2021, các đại biểu tập trung thảo luận về tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2021 và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022. Với mục tiêu phát triển năm 2022 là lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội.

Rà soát ngay các điểm nghẽn trong đầu tư côngDiễn đàn Tài chính Việt Nam 2021: Bàn giải pháp phục hồi, phát triển kinh tếĐầu tư 396 tỷ đồng mở rộng Tỉnh lộ 16Rà soát, xử lý ngay khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư côngMột mục tiêu, nhiều giải phápTăng tốc giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoàiĐẩy nhanh tiến độ công trình kè biển, giao thông

27.000 tỷ đồng xây dựng cơ bản năm 2021

Nhiều công trình triển khai góp phần thay đổi diện mạo đô thị. Ảnh: M. Trúc

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Đại Vui, năm 2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển KT- XH 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo để tổ chức phân bổ nguồn lực từ Trung ương và nguồn lực của địa phương cho các công trình, dự án (DA) trọng điểm và ưu tiên các công trình chuyển tiếp, các công trình quyết toán hoàn thành để đưa vào sử dụng, hạn chế khởi công mới. Ngoài ra, tỉnh ưu tiên đầu tư một số công trình, DA phát triển KT-XH như: hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, hạ tầng phát triển công nghiệp; thực hiện DA di dời, giải phóng mặt bằng (GPMB) khu vực I di tích Kinh thành Huế.

Tổng kế hoạch vốn xây dựng cơ bản (XDCB) năm 2021 toàn tỉnh 27.000 tỷ đồng, bằng 110,4% so với thực hiện năm 2020; trong đó, vốn địa phương quản lý 19.850 tỷ đồng, vốn đầu tư qua kênh Trung ương 7.150 tỷ đồng. Ước thực hiện cả năm 25.545 tỷ đồng, đạt 94,6% kế hoạch. Tỉnh xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2021 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện cao nhất các mục tiêu phát triển KT-XH năm 2021 trong bối cảnh dịch COVID-19.

Đến nay, tỉnh có 112 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 3.989 triệu USD. Vốn FDI thực hiện cả năm ước 1.736 tỷ đồng. Về nguồn vốn doanh nghiệp trong nước, năm 2021, tỉnh quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 31 DA với tổng vốn đầu tư 10.499 tỷ đồng, điều chỉnh 29 DA với tổng vốn đầu tư tăng thêm 706 tỷ đồng. Một số DA lớn đã được cấp Quyết định chủ trương đầu tư. Một số nhà đầu tư lớn khác đang nghiên cứu đầu tư vào địa bàn tỉnh trong lĩnh vực đô thị, du lịch, thương mại, hạ tầng khu công nghiệp. Một số DA trọng điểm đã đi vào hoạt động góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách tỉnh. Một số DA thuộc lĩnh vực dệt may, khai thác khoáng sản, các DA đầu tư trong Khu công nghiệp thực hiện đúng tiến độ; một số DA chậm tiến độ so với cam kết.

Tuy nhiên, công tác giải ngân chưa đảm bảo theo yêu cầu do vẫn còn một số yếu tố bất lợi: tình hình dịch bệnh COVID-19; nguồn vốn vay của doanh nghiệp huy động khó khăn, năng lực các nhà thầu chưa được nâng cao; thủ tục đầu tư XDCB vẫn còn bất cập; công tác GPMB gặp nhiều vướng mắc… tác động đến KT- XH và đầu tư phát triển. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có năng lực có thể tiếp cận đất đai, DA, tỉnh đã rà soát toàn bộ 114 DA chậm tiến độ, xử lý chia làm 3 loại; trong đó, 39 DA cần rà soát xem xét thu hồi, 45 DA cần giám sát đặc biệt và 30 DA cần đôn đốc tiến độ thực hiện. Trong năm 2021 đã chấm dứt hoạt động 11 DA.

Ưu tiên vốn cho các dự án có tính kết nối và lan tỏa

t

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Thanh Tâm

Về kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2022, tỉnh Thừa Thiên Huế được bố trí hơn 4.281 tỷ đồng. Với quan điểm bám sát, cụ thể hóa các mục tiêu của kế hoạch phát triển KT- XH năm 2022 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tập trung bố trí để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, DA trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển KT-XH địa phương, có tính kết nối và lan tỏa, góp phần thực hiện mục tiêu sớm xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Để đạt được mục tiêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước để khai thác, huy động tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH quan trọng, đặc biệt đối với các DA có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế; các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng dân sinh thuộc ngành y tế, giáo dục. Lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội, nhất là thông qua hợp tác đối tác công tư; tiếp tục khắc phục tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải, phân tán, lãng phí, kém hiệu quả, nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án để thúc đẩy giải ngân vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm để vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất của nền kinh tế, tăng cường kết nối liên vùng, khu vực, quốc tế, vừa góp phần tăng tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng; phát triển hệ thống hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hệ thống công trình thủy lợi nội đồng; cải tạo, nâng cấp cảng cá, trung tâm nghề cá lớn, khu neo đậu tránh trú bão.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

TIN MỚI

Return to top