ClockThứ Sáu, 09/06/2023 06:19

Không để xảy ra cháy rừng quy mô lớn

TTH - Trong điều kiện nắng hạn gay gắt, cảnh báo nguy cơ cháy rừng cao, song mục tiêu của tỉnh không để xảy ra cháy rừng quy mô lớn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng. Để đạt mục tiêu này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh về các biện pháp hạn chế nguy cơ cũng như thiệt hại do cháy rừng.

Tổng duyệt diễn tập thực binh phòng cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn Nguy cơ cháy rừng trên cátBảo vệ rừng thông mùa nắng nóng

leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Hữu Huy - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Ông có thể nhận định nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng năm nay?

Mùa nắng nóng năm nào cũng đặt ra nhiều nguy cơ cháy rừng. Năm nay, dự báo nắng nóng gay gắt, diện rộng và kéo dài khiến nguy cơ cháy rừng đặt ra ở mức báo động. Trong đó, các rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng keo tràm luôn có nguy cơ cháy rất cao.

Đâu là nguyên nhân cháy rừng và khó khăn lớn trong triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), thưa ông?

Việc sử dụng lửa trong rừng, ven rừng của người dân tại một số nơi vẫn còn tùy tiện, không tuân thủ các quy định an toàn về PCCCR dẫn đến gây nguy cơ cháy rừng rất cao. Một số nguyên nhân dẫn đến cháy rừng chủ yếu do các hành vi xử lý thực bì bằng phương pháp đốt sau khai thác rừng trồng, đốt nhang, vàng mã tại khu vực lăng mộ cạnh rừng...

Phương tiện chữa cháy chưa phù hợp với điều kiện địa hình có độ dốc lớn, không có đường đi lại để vận chuyển nước nên không áp dụng được biện pháp chữa cháy bằng máy phun nước, chỉ sử dụng biện pháp dùng máy thổi gió và bàn đập thủ công. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết có gió tây nam thổi mạnh khó có thể khống chế đám cháy. Rừng trồng của người dân phần lớn có độ dốc cao, địa hình phức tạp, trong khi hoàn toàn không có hệ thống đường ranh cản lửa đảm bảo đúng quy định.

Những tồn tại, hạn chế lâu nay trong hoạt động PCCCR là gì, thưa ông?

Hệ thống đường mòn, lối mở và đường giao thông vào các vùng trọng điểm cháy không đảm bảo nên khi có cháy lớn, lực lượng chữa cháy rừng tiếp cận đám cháy rất khó khăn và mất thời gian. Đặc biệt là các phương tiện cơ giới của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ không thể triển khai tiếp cận.

Việc huy động lực lượng chữa cháy rừng tại chỗ còn hạn chế. Lực lượng ứng cứu khi xảy ra cháy rừng chủ yếu là kiểm lâm, quân đội, công an, chủ rừng, dân quân tự vệ, cán bộ xã... Nhiều người dân tại chỗ hầu như không tham gia và thờ ơ với công tác chữa cháy rừng.

Công tác giảm vật liệu cháy, đặc biệt là dưới tán rừng thông do các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, hợp tác xã chưa được thực hiện là nguy cơ gây cháy lớn, cháy không thể cứu chữa. Phần lớn các đơn vị chủ rừng Nhà nước chưa bố trí nguồn lực để tổ chức diễn tập chữa cháy rừng hàng năm. Việc điều tra, làm rõ nguyên nhân gây cháy rừng gặp nhiều khó khăn và trở ngại, dẫn đến phần lớn các vụ cháy rừng đều không rõ nguyên nhân và người vi phạm.

leftcenterrightdel
Chữa cháy rừng ở TP. Huế năm 2021 

Các biện pháp để hạn chế chế nguy cơ cháy rừng cũng như chữa cháy kịp thời, hiệu quả khi xảy ra cháy rừng?

Tuần tra, giám sát rừng thường xuyên được xem là biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện xảy ra cháy. Từ đầu mùa nắng nóng đến nay, lực lượng kiểm lâm liên tục tuần tra rừng cả ngày lẫn đêm tại các khu rừng thông đặc dụng, cảnh quan, rừng keo tràm...

Các đơn vị, cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, đa dạng loại hình, thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chú trọng kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về PCCCR để tăng cường giáo dục, răn đe, ngăn ngừa các nguy cơ gây cháy rừng trong suốt mùa nắng nóng.

Hướng dẫn người dân sử dụng lửa gần rừng, ven rừng, quản lý chặt chẽ nguồn lửa và nguồn nhiệt trong rừng, ven rừng dễ cháy được quan tâm hơn, đặc biệt là hoạt động đốt nương làm rẫy, kiểm soát chặt chẽ tình hình đốt xử lý thực bì. Trong những ngày thời tiết nắng nóng khô hanh và kéo dài, dự báo cháy rừng từ cấp IV trở lên, chính quyền địa phương có quy định nghiêm cấm không đốt nương làm rẫy và xử lý thực bì trồng rừng bằng phương pháp đốt.

Trách nhiệm của các chủ rừng trong quản lý, bảo vệ, PCCCR ra sao - thưa ông?

Các đơn vị chủ rừng được xác định có vai trò quan trọng trong các hoạt động PCCCR. Nhiệm vụ đặt ra đối với họ là phải rà soát công tác phòng cháy tại các khu vực trọng điểm, nguồn lực và các giải pháp phòng cháy, chủ động đề xuất và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án PCCCR. Chủ rừng phải phân công trực gác, cảnh báo sớm các vụ cháy, bố trí lực lượng ứng trực liên tục trong những ngày nắng nóng cao điểm tại các chòi canh, chốt bảo vệ rừng. Đồng thời, tổ chức phát dọn và xử lý thực bì trồng rừng bằng phương pháp đốt có kiểm soát, làm giảm vật liệu cháy ở các khu rừng có nguy cơ dễ cháy cao; làm mới, tu sửa đường băng cản lửa và các công trình PCCCR để đưa vào sử dụng có hiệu quả trong mùa nắng nóng.

Chủ rừng phải tiến hành kiểm tra, rà soát, xác định các vùng rừng trọng điểm, tổ chức diễn tập PCCCR, chú trọng tập huấn kỹ năng PCCCR cho đội ngũ chuyên trách bảo vệ rừng và lực lượng chữa cháy rừng của đơn vị và các hoạt động PCCCR tại cơ sở. Đối với các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình cần khuyến khích phối hợp xây dựng và thực hiện phương án PCCCR theo khu vực, phù hợp với quy mô diện tích và địa hình, vừa tiết kiệm nguồn lực vừa phát huy hiệu quả trong công tác PCCCR chung của toàn xã hội.

Xin cảm ơn ông!

Hoàng Triều (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi
Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm

TIN MỚI

Return to top