ClockThứ Sáu, 27/08/2021 06:16

Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phòng, chống dịch

TTH - Thời gian qua, Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh (IOC) đã kích hoạt triển khai đồng thời hàng loạt ứng dụng công nghệ thông qua nền tảng Hue-S và mạng xã hội, trở thành công cụ đắc lực giúp nhà quản lý và người dân chủ động trong phòng, chống dịch COVID-19.

17 chức năng phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 trên nền tảng Hue-SKích hoạt hệ thống khai báo y tế tại huecity.vnCài đặt ứng dụng thông tin, chung tay chống dịch COVID-19Kích hoạt, triển khai ứng dụng Hỗ trợ thông tin phòng chống dịch COVID-19Sẵn sàng kích hoạt ứng dụng Hỗ trợ thông tin phòng chống dịch COVID-19

Cán bộ Trung tâm IOC tiếp nhận thông tin người dân gửi về để chuyển cơ quan chức năng xử lý

30 chức năng và 450.000 người dùng

Với việc virus gây dịch COVID-19 biến thể nhanh, “siêu lây nhiễm” thì sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò quan trọng, giúp nhanh chóng truy vết, khoanh vùng dập dịch.

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Xuân Sơn, cùng với việc thực hiện thông điệp 5K + vaccine, việc áp dụng CNTT được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu trong phòng, chống dịch COVID-19.

Hiện Hue-S đã hoàn thiện và cung cấp 30 chức năng phục vụ phòng, chống dịch bệnh, giúp người dân, cộng đồng tiếp cận và sử dụng một cách thống nhất các chức năng hỗ trợ phòng, chống dịch.

Có ứng dụng giúp cơ quan chức năng thực hiện tốt việc truy vết, ngăn chặn đối tượng nghi ngờ vào địa bàn. Như mới đây (15/8), qua tin nhắn của người dân phản ánh có đối tượng nhảy tàu xuống kiệt Phan Chu Trinh, nhóm camera IOC phối hợp Công an TP. Huế truy vết lộ trình đi của đối tượng, sau đó buộc đối tượng thực hiện các quy định phòng, chống dịch theo quy định.

Có ứng dụng giúp chính quyền địa phương thu thập được tình trạng sức khỏe, kiểm soát dịch tễ của người dân, hay nhận dạng khuôn mặt trong đám đông, quét QR tại các điểm đến phục vụ truy vết dịch tễ khi xuất hiện các ca bệnh; nhận các thông tin cảnh báo phục vụ công tác phòng, chống dịch; phục vụ người dân chủ động khai báo y tế trực tuyến, cảnh báo xe đi sai tuyến…

Đến nay, Hue-S có hơn 450.000 người dùng trên toàn tỉnh. Trong đợt dịch thứ 4 này, lượng tương tác của người dân với Hue-S tăng về số lượng và tần suất.

“Để đáp ứng nhu cầu đó, bên cạnh sự hỗ trợ của công nghệ, lực lượng của IOC cũng phải “căng mình” ra để có thông tin kịp thời cung cấp cho công tác phòng, chống dịch của các lực lượng, chính quyền, người dân”, ông Nguyễn Dương Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nói.

Mỗi ứng dụng được kích hoạt đều có thế mạnh riêng, trong đợt dịch này, các ứng dụng đăng ký để được về địa phương từ vùng có dịch hay đăng ký khám bệnh từ xa (do IOC xây dựng cho Bệnh viện Trung ương Huế) được người dân sử dụng nhiều nhất. Đồng thời, đường dây nóng 19001075 với cơ chế thống nhất, ứng trực 24/24 giờ (với 19 máy và có thể mở rộng thêm) được kết nối với tất cả các lực lượng, địa phương, các chốt kiểm soát, khi người dân gọi đến sẽ được kết nối. IOC cũng kích hoạt quy trình trung tâm tiếp nhận, giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin cho bà con, đây còn là một kênh để người dân phản ánh kiến nghị về phòng, chống dịch. Từ đầu năm đến nay, trung tâm đã tiếp nhận hơn 60.000 cuộc gọi đi và đến, đã phân luồng cho cơ quan chức năng giải đáp, hỗ trợ tư vấn, khám sàng lọc, cách ly…

Thống kê của IOC, toàn tỉnh hiện có 293 camera phục vụ phòng, chống dịch; trong đó 40 camera lắp đặt ở các cửa ngõ ra vào thành phố, dọc quốc lộ; số còn lại lắp ở các khung cách ly.

 Cán bộ Trung tâm IOC tiếp nhận thông tin người dân gửi về để chuyển cơ quan chức năng xử lý

Đang quá tải

Theo ông Nguyễn Dương Anh, việc phát triển các ứng dụng công nghệ hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch trong điều kiện triển khai cấp bách để phù hợp tình hình thực tế nên không tránh khỏi có chức năng chưa thuận tiện tối đa, làm người dùng chưa hài lòng.

Với người dân, họ có thể cảm thấy thực hiện theo quy trình của ứng dụng còn “cứng”, chưa đơn giản hoá. Việc triển khai, đâu đó vẫn còn thiếu đồng bộ từ trung ương đến địa phương và việc mỗi Bộ, ngành có một sản phẩm ứng dụng cũng khiến người dân lúng túng khi chọn sản phẩm phù hợp. Vì vậy, rất cần người dân thường xuyên cập nhật các ứng dụng CNTT, trở thành một tuyên truyền viên, tuyên truyền mọi người cùng cài đặt, sử dụng các ứng dụng một cách hợp lý, hiệu quả; qua đó góp phần chung tay cùng tỉnh, cả nước phòng, chống dịch COVID-19.

dựa trên hạ tầng CNTT hiện có, IOC vừa đảm bảo yêu cầu quản lý một cách chặt chẽ, an toàn, an ninh mạng vừa phục vụ công tác phòng, chống dịch nên hạ tầng đang dần quá tải, đòi hỏi cần được nâng cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

“Trong chiến lược chuyển đổi số của tỉnh, tỉnh đã có chủ trương đầu tư nâng cấp hạ tầng cho IOC theo từng bước, tuy nhiên, trước đòi hỏi thực tế ứng dụng công nghệ phải đáp ứng nhu cầu hỗ trợ phòng, chống dịch, việc nâng cấp hạ tầng phải thực hiện sớm hơn, nhanh hơn”, ông Nguyễn Dương Anh cho hay.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Martech Đà Nẵng 2025: Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ

Giải bóng Martech Cup 3 miền và sự kiện Martech Đà Nẵng 2025 không chỉ là một cơ hội để các đội bóng giao lưu, tranh tài mà còn là nơi các chuyên gia, doanh nhân, marketer và các tổ chức khám phá và cập nhật những công nghệ, chiến lược mới nhất trong lĩnh vực marketing và công nghệ.

Martech Đà Nẵng 2025 Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động

TIN MỚI

Return to top