ClockThứ Hai, 04/09/2023 14:07

Quy tụ & phát huy tiềm lực khoa học công nghệ

TTH - Nghiên cứu, ứng dụng thành quả khoa học công nghệ (KHCN) và không ngừng đổi mới sáng tạo vào sản xuất, thực tiễn cuộc sống là xu hướng tất yếu. Đây cũng là “con đường cái” mà cộng đồng doanh nghiệp (DN) nói chung và DN khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trên địa bàn tỉnh nói riêng đang “nhập làn”, nhằm tạo ra sản phẩm mới, giá trị trên nền tảng tài sản trí tuệ, đổi mới công nghệ và mô hình kinh doanh mới.

Khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệpTạo động lực cho doanh nghiệp khoa học công nghệ phát triểnỨng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

 Các sản phẩm đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh trưng bày tại Ngày hội Sở hữu trí tuệ toàn quốc năm 2023

Hoàn chỉnh những mảnh ghép

So sánh lợi thế đặc trưng vùng miền, Thừa Thiên Huế hội đủ nhiều yếu tố để xứng tầm trung tâm KH&CN của cả nước, là nơi ươm tạo, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (KNĐMST) khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Cơ sở để khẳng định điều này trước tiên là nguồn nhân lực chất lượng cao ở địa phương đang đứng đầu khu vực miền Trung và chỉ đứng sau hai thành phố lớn của Việt Nam là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Riêng ở Đại học Huế và Bệnh viện Trung ương Huế có khoảng 1.300 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Cùng nguồn nhân lực là hạ tầng thiết chế KH&CN ở địa phương ngày càng hoàn chỉnh. Đó là sự hiện diện của hơn 27 tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực tư vấn dịch vụ nghiên cứu KH&CN, như các viện, trường thuộc Đại học Huế, trung tâm, tổ chức, DN...

Song một thực tế mà qua nhiều diễn đàn, hội nghị đã thẳng thắn chỉ ra, đó là đội ngũ trí thức tuy đông nhưng chưa đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và phân bố vùng miền, lĩnh vực hoạt động, trong đó khu vực tư nhân và DN còn thấp. Nhiều lĩnh vực thiếu chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành, nhất là trong các lĩnh vực KH&CN ưu tiên, như: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, ứng dụng công nghệ cao trong y, dược... Cấp cơ sở hiện còn thiếu cán bộ làm công tác KH&CN, ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giao, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn đời sống và sản xuất.

Để giải quyết thực trạng này, thông qua các đề tài, dự án KH&CN các cấp đã kết hợp với các tổ chức KH&CN, các đơn vị chủ trì nhiệm vụ trên địa bàn đào tạo nguồn nhân lực về KH&CN liên quan đến các lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu, từ đó tạo nguồn nhân lực KH&CN có chất lượng chuyên môn cao cho tỉnh. Nhằm tăng cường tiềm lực KH&CN, hình thành đội ngũ chuyên gia khoa học kỹ thuật giỏi cho địa phương, các cấp, ngành, thời gian qua, tỉnh đã ban hành chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực sau đại học, phối, kết hợp với các viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo để đào tạo, tập huấn kỹ thuật, kỹ năng, năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức cũng như các DN, tổ chức, hộ nông dân... trên địa bàn.

Bên cạnh yếu tố con người, việc đầu tư chuyển giao, đổi mới công nghệ của DN đang dần được DN coi trọng. Cùng những chương trình hỗ trợ và việc chi ngân sách nhà nước đảm bảo để thực hiện các đề án, dự án KH&CN trong những năm gần đây đã đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội, giúp DN phát triển bền vững và hình thành những DN khởi nghiệp mới có tiềm năng. Riêng tổng chi ngân sách cho các hoạt động KH&CN năm 2022 đạt hơn 101% so với dự toán ngân sách tỉnh giao là 46,934 tỷ đồng. Năm 2023, dự toán chi ngân sách nhà nước để thực hiện các đề án, dự án KH&CN được UBND tỉnh giao là 50,193 tỷ đồng, đạt 0,34% chi ngân sách địa phương. Kế hoạch đến năm 2025 bảo đảm mức đầu tư cho hoạt động KH&CN đạt 1,5% tổng chi ngân sách địa phương.

Chọn con đường khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo mở

Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị với quan điểm và định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Với định hướng phát triển này, ngành KH&CN bám sát các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến đi đôi với KNĐMST tập trung vào các lĩnh vực: công nghệ thông tin và truyền thông, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp công nghệ cao... Trong đó, đặc biệt ưu tiên đẩy mạnh hỗ trợ các dự án KH&CN, ý tưởng KNĐMST cho các lĩnh vực tiềm năng như: công nghệ thông tin gắn với chương trình xây dựng đô thị thông minh, công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trong y dược và phát triển sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP mang thương hiệu Huế. 

Sau gần 7 năm xây dựng phát triển, hệ sinh thái KNĐMST Thừa Thiên Huế đã quy tụ và mời gọi sự tham gia của nhiều thành tố năng động, tích cực từ các sở, ban, ngành, Viện Nghiên cứu phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn, Đại học Huế và cộng đồng DN, sinh viên, người dân. Cũng nhờ tạo lập hệ sinh thái KNĐMST năng động và hiệu quả với sự tham gia, kết nối của nhiều thành tố đã góp phần hoàn thiện, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động KNĐMST trên địa bàn. Bên cạnh Cuộc thi KNĐMST tỉnh thường niên, công tác triển khai đồng bộ phong trào khởi nghiệp rộng khắp trong các ngành, lĩnh vực, tầng lớp nhân dân đã thúc đẩy nhiều dự án, ý tưởng KNĐMST, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao giá trị kinh tế cũng như đời sống vật chất, tinh thần cho người dân… Trong đó phải kể đến phong trào Phụ nữ khởi nghiệp, Thanh niên khởi nghiệp, Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong học sinh, sinh viên; Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng… với nhiều sản phẩm tạo dấu ấn và được thương mại hóa mạnh mẽ như: gia vị bún bò Huế, giày xưa, áo dài Huế, hoa giấy nghệ thuật -  Maypaperflower, sen Huế, túi xách cỏ bàng và nhiều sản phẩm khởi nghiệp được khai thác từ tài nguyên bản địa...

Ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ cho rằng, KNĐMST và KNĐMST mở là con đường thuận lợi nhất để kích thích, khai thác trí tuệ, tài năng, sở trường trong mỗi cá nhân, tổ chức, DN trong và ngoài tỉnh, thậm chí ngoài nước để đưa ứng dụng công nghệ mới, phương thức sản xuất, kinh doanh mới vào thực tiễn đúng đắn nhất, phù hợp xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0. Một khi các dự án khởi nghiệp đạt hiệu quả, còn phát huy được các giá trị tài sản trí tuệ dựa trên các sáng chế, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Đặc biệt có thể thương mại hóa hiệu quả nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, các sáng chế, giải pháp hữu ích, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học mà lâu nay chưa phát triển mạnh.

Bài, ảnh: Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột chính của hệ thống an sinh góp phần quan trọng bảo đảm đời sống của người dân nói chung và người lao động nói riêng. Năm 2025, BHXH thành phố Huế triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)… nhằm ổn định cuộc sống, đồng thời giúp người dân phòng tránh các rủi ro, bệnh tật.

Phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Martech Đà Nẵng 2025: Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ

Giải bóng Martech Cup 3 miền và sự kiện Martech Đà Nẵng 2025 không chỉ là một cơ hội để các đội bóng giao lưu, tranh tài mà còn là nơi các chuyên gia, doanh nhân, marketer và các tổ chức khám phá và cập nhật những công nghệ, chiến lược mới nhất trong lĩnh vực marketing và công nghệ.

Martech Đà Nẵng 2025 Sức mạnh kết nối, vượt tầm công nghệ
Phát huy vai trò của cán bộ nữ

Vai trò của cán bộ nữ ngày càng được khẳng định. Vì vậy, trong thời gian tới công tác cán bộ nữ cần được quan tâm nhiều hơn.

Phát huy vai trò của cán bộ nữ
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

TIN MỚI

Return to top