ClockThứ Sáu, 06/10/2017 05:26

Đưa hoạt động xử lý chất thải y tế vào khuôn khổ

TTH - ​UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nhằm khắc phục tồn tại, bất cập, từng bước đưa hoạt động này vào khuôn khổ, đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

Hệ thống xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện TX. Hương Trà được vận hành xử lý đáp ứng yêu cầu

Hệ thống y tế công lập trên địa bàn tỉnh có khoảng 4.500 giường bệnh và 521 cơ sở y dược tư nhân. Theo thống kê sơ bộ, tổng khối lượng chất thải y tế phát sinh từ các bệnh viện (BV) trên địa bàn tỉnh là 6.832 kg/ngày (2.494 tấn/ năm). Trong đó, chất thải rắn (CTR) y tế nguy hại là 1.079 kg/ngày (394 tấn/năm) và chất thải thông thường là 5.772 kg/ngày (2.107 tấn/năm). Lượng nước thải từ các BV xả ra môi trường khoảng 2.258 - 4.766 m3/ngày đêm.

Thời gian qua, tại hầu hết các cơ sở y tế đều dùng túi nilon, hộp an toàn và các xô, thùng để thu gom, phân loại CTR y tế nguy hại. Về cơ bản, hình thức này đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, việc bố trí túi nilon, hộp an toàn đảm bảo theo quy định còn chưa đầy đủ hoặc túi nilon, hộp an toàn chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định. Tại một số cơ sở còn có hiện tượng để chất thải có tính nguy hại không đúng với dụng cụ, thiết bị thu gom theo quy định hoặc có lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.

Hiện, các BV đang áp dụng đồng thời 2 mô hình xử lý CTR y tế: tại chỗ và theo cụm. Các BV chưa có hệ thống để xử lý CTR tại chỗ thì hợp đồng với Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế để vận chuyển đưa đi xử lý. Mô hình xử lý tại chỗ đang được áp dụng tại 9 cơ sở y tế có lò đốt chất thải gồm các BV tuyến trung ương, tuyến tỉnh và một số BV tuyến huyện.

Đối với rác thải y tế nguy hại được xử lý theo mô hình tập trung hoặc theo cụm BV. Hiện nay, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế đang hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý rác thải y tế nguy hại với 146 BV, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh với khối lượng xử lý bình quân 900kg/ngày, chiếm khoảng 83% tổng lượng rác thải y tế nguy hại toàn tỉnh. Dự kiến, sau khi lò đốt rác Actree được lắp đặt tại Thủy Phương (TX.Hương Thủy) đưa vào hoạt động trong tháng 10/2017, công ty sẽ đầu tư thêm một số phương tiện, thiết bị và làm thủ tục bổ sung các mã chất thải nguy hại khác để xử lý toàn bộ chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.

Đối với nước thải y tế nguy hại, ngoại trừ một số ít BV có hệ thống thu gom, xử lý, còn lại vẫn được xả trực tiếp ra ngoài cống thoát nước chung hoặc tự ngấm xuống đất.

​Trong điều kiện còn tồn tại, hạn chế về cơ sở hạ tầng, song để đảm bảo môi trường trong thời gian tới, ngoài phát huy và tuân thủ phương án thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định, theo kế hoạch của UBND tỉnh phê duyệt, việc xử lý chất thải y tế nguy hại sẽ chia theo 8 cụm cơ sở y tế tại TP. Huế, các huyện, thị xã. Theo đó, sẽ chọn một cơ sở BV có điều kiện về hạ tầng để hỗ trợ xử lý cho các cơ sở khác nằm trong phạm vi cho phép, thuận lợi. Đối với các cơ sở y tế không thuộc các cơ sở xử lý theo mô hình cụm, thì việc xử lý CTR y tế nguy hại được áp dụng các phương pháp xử lý và tiêu hủy như thiêu đốt hoặc chôn lấp hợp vệ sinh... theo đúng quy định và hướng dẫn của cơ quan liên quan.

Việc xử lý nước thải y tế nguy hại sẽ được ưu tiên đầu tư công trình để thu gom, lưu giữ nước thải y tế phát sinh, đồng thời có biện pháp xử lý phù hợp trước khi thải ra ngoài môi trường theo quy định và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên&Môi trường và Bộ Y tế.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa di sản Huế vươn xa

Ở thời điểm hiện tại, hình hài của một Kinh đô xưa đã được tái hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Di sản Huế đã và đang từng bước phát huy giá trị đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Đưa di sản Huế vươn xa
Tăng chất lượng tín dụng chính sách từ hoạt động giám sát

Chất lượng tín dụng chính sách xã hội được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh được duy trì ở mức thấp là một trong những thành quả quan trọng của việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động tín dụng chính sách.

Tăng chất lượng tín dụng chính sách từ hoạt động giám sát
Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

TIN MỚI

Return to top