ClockThứ Sáu, 23/10/2020 05:59

Công nghệ thông tin, bàn đạp cho sự phát triển

TTH - Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định là địa phương đủ tầm và lực để trở thành một tỉnh phát triển mạnh về công nghệ thông tin (CNTT) trong cả nước.

Khẳng định thương hiệu HueCITHướng đến trung tâm khoa học công nghệ lớn của cả nướcChuyển đổi số cho doanh nghiệp: Kết hợp cả hai yếu tố công nghệ và con người

Trao chứng nhận kết nạp thành viên mới của chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung cho HueCIT

Những tiền đề

Trong câu chuyện chia sẻ về CNTT, Giám đốc Trung tâm CNTT tỉnh – HueCIT Hoàng Bảo Hùng cho rằng, Thừa Thiên Huế là 1 trong 10 địa phương có sự quan tâm rất lớn về CNTT. Từ năm 2000 đến nay, Thừa Thiên Huế xác định, phát triển CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn và đã đạt được những thành quả đặc biệt.

Khởi đầu bằng việc thành lập Trung tâm CNTT tỉnh, là một trong những trung tâm CNTT thành lập sớm của cả nước. Quá trình thực thi Đề án 112 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005), CNTT tỉnh có sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động từ các cấp lãnh đạo, chính quyền đến cán bộ các sở, ban, ngành…Qua đó, CNTT từng bước được đưa vào ứng dụng trong cơ quan nhà nước.

Đến nay, 100% cơ quan Đảng, cơ quan chuyên môn trực thuộc tỉnh, 152 đơn vị thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế đã kết nối mạng WAN và áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN 9001- 2008.

Trong xây dựng chính quyền điện tử, Thừa Thiên Huế đạt được những thành công nhất định. Hình thành cơ bản các hệ thống hạ tầng thiết yếu cho hoạt động chính quyền điện tử, như trung tâm tích hợp dữ liệu, các phần mềm dùng chung, các hệ thống thông tin cơ bản phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước… Đến nay, hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã liên thông được 4 cấp, trong đó có 3 cấp ở địa phương và liên thông với hệ thống cấp quốc gia; chữ ký số đã được cấp phát đến cơ quan hành chính cấp xã đạt tỷ lệ 95%...

Điểm nhấn cho sự thành công của việc ứng dụng CNTT hiện là Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh (IOC) với 11 dịch vụ đô thị thông minh được triển khai, hoạt động quản lý nhà nước được hiện đại hóa, hạn chế giấy tờ hành chính, giảm công tác điều hành qua nhiều cấp quản lý, công khai, giám sát một cách minh bạch thời gian, kết quả xử lý, người dân được tham gia tương tác với hoạt động nhà nước, bước đầu xây dựng nền hành chính thân thiện, phục vụ, hiệu lực và hiệu quả.

Tháng 12/2019, Trung tâm CNTT tỉnh được kết nạp là thành viên chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung. Mới đây nhất, trên bảng xếp hạng chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng CNTT khối các tỉnh, thành phố năm 2019, Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước và là tỉnh duy nhất có chỉ số vượt 0,9 điểm. Về chỉ số thành phần, Cổng thông tin điện tử tỉnh 3 năm liên tiếp dẫn đầu toàn quốc.

Tạo môi trường làm việc hiện đại ở HueCIT

Tầm và lực

Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh theo cơ chế thị trường; hình thành Khu CNTT tập trung, khu công nghệ cao và các tổ chức nghiên cứu đủ sức giải quyết các nhiệm vụ KHCN của vùng và quốc gia, trở thành trung tâm lớn của cả nước về KHCN. Đây là định hướng rất rõ ràng, song muốn hình thành một nền CNTT đủ mạnh, ngoài cơ sở vật chất, con người là yếu tố then chốt.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, trong đề án phát triển nguồn lực CNTT, phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ bắt buộc. Đến hết năm 2020 sẽ đào tạo và huy động hơn 2.000 nhân lực CNTT làm việc tại Thừa Thiên Huế; đến năm 2025 đạt 10.000 nhân lực CNTT phục vụ phát triển công nghiệp CNTT.

Thừa Thiên Huế đang trong top các địa phương dẫn đần cả nước về các chỉ số ứng dụng CNTT cũng như đạt được một số thành tựu nổi bật đối với các ứng dụng về công nghệ. “Dự án Thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á” tại Telecom Asia Awards 2019 với dự án Trung tâm điều hành thông minh tại Thừa Thiên Huế; Danh hiệu Sao Khuê 2020 đối với Giải pháp phản ánh hiện trường (ứng dụng Hue-S) và mới nhất là danh hiệu “Cơ quan, nhà nước Chuyển đổi số xuất sắc” dành cho Trung tâm CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế (HueCIT) với sản phẩm “Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành” minh chứng cho điều đó.

Con người Huế tạo ra trí tuệ của Huế, điều đó sẽ dễ dàng nhận thấy trong lĩnh vực CNTT. Người ta bảo rằng, Huế không thiếu người tài, song “chất xám” dường như đang bị đánh mất. “Tỉnh đã có những chính sách ưu đãi phù hợp để đẩy mạnh phát triển lĩnh vực CNTT, thu hút được nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm đầu tư. Dự án thành phố truyền thông thông minh – Hue smart media city ở khu B An Vân Dương (diện tích hơn 39ha), do nhà đầu tư Hàn Quốc xin đầu tư. Tỉnh đang giao Trung tâm và Sở TT&TT phối hợp hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình định hình xây dựng các lĩnh vực. Dự án sẽ tập trung 3 lĩnh vực chính: Công nghiệp CNTT; Công nghiệp văn hoá giải trí và giáo dục - bệnh viện thông minh. Nếu dự án thành công sẽ chuyển hướng thu ngân sách của tỉnh sang hướng bền vững hơn. Đúng nghĩa phát triển từ KHCN với nhân lực là con người của Huế”, Giám đốc HueCIT Hoàng Bảo Hùng thông tin.

Trong cuộc cách mạng 4.0, ngành CNTT cần sự liên kết, kết nối giữa nhà trường - nhà khoa học và doanh nghiệp. Tỉnh đã nhất quán phương châm chủ động đón đầu xu thế và yêu cầu của thị trường lao động lĩnh vực CNTT. Để tránh sự tụt hậu, đổi mới là yêu cầu bắt buộc, nghĩa là ngay ở khâu đào tạo, cách tiếp cận mới cần được triển khai để làm chủ được công nghệ, đón đầu xu hướng, dự báo được tỷ lệ lao động trong lĩnh vực này.

“Công nghiệp CNTT phải là chuyên ngành mũi nhọn cần tập trung chú trọng trong hướng nghiệp, đào tạo nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cấp thiết của nền kinh tế số đang phát triển mang tính toàn cầu. Từ nay đến 2025, ít nhất phải phát triển được 10 ngàn nhân lực về CNTT, phân bổ theo ngành nghề, trình độ. Tỉnh đang tổ chức phát triển các chương trình liên kết, liên doanh để đào tạo, hướng tới các chương trình chuyển đổi nghề nghiệp, đồng thời xây dựng các cơ chế chính sách, rõ ràng, minh bạch, thông thoáng để thu hút và kêu gọi đầu tư về lĩnh vực CNTT một cách toàn diện. Đặc biệt, tập trung xây dựng nghiên cứu phát triển hình thành quỹ phát triển doang nghiệp”, ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông cho biết.

Đến nay, các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước của tỉnh đã cung cấp cho người dân và tổ chức 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; 1.425 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Với những kết quả này, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử cấp tỉnh của Thừa Thiên Huế luôn nằm trong top dẫn đầu toàn quốc (năm 2017 xếp thứ nhất, năm 2018 xếp thứ 2 và năm 2019 xếp thứ nhất).

Bài, ảnh: LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ
Ứng dụng công nghệ trong phân loại rác

Ứng dụng công nghệ trong phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế trên điện thoại di động ngày càng được nhiều người dân sử dụng. Đây được xem là bước tiến thúc đẩy thói quen phân loại rác tại các hộ gia đình cũng như tăng cường thu gom rác tái chế, góp phần xây dựng Huế ngày càng sạch đẹp, xứng tầm là Thành phố Xanh quốc gia.

Ứng dụng công nghệ trong phân loại rác

TIN MỚI

Return to top