ClockThứ Hai, 12/11/2018 14:25

"Kể chuyện" bằng bánh

TTH - Trứng bị vữa, bánh bị xẹp, không chín hoặc bị cháy xém, màu sắc chưa đạt chuẩn... Những thất bại đó họ đều từng trải qua. Nhưng với niềm yêu thích và nhẫn nại, họ đã thành công với nghề, làm ra những chiếc bánh bông lan, mousse, cheesecake… ngon tuyệt.

Bánh trung thu “made in Huế”Bánh Huế: Nghệ thuật của sự khéo léoBánh bao yêu thương

Chị Du Mi với niềm say mê làm bánh

Ở Huế hiện nay, xu hướng mở tiệm cà phê, trà - bánh, tiệm bánh Âu các loại hay kinh doanh bánh online ngày càng nở rộ… Việc học nghề làm bánh vừa là thú vui để thỏa mãn sở thích, đam mê vừa tạo ra cơ hội việc làm.

Khi đã bước qua tuổi “băm”, ổn định với công việc nhân viên ngân hàng, chị Lê Ngọc Dao (chủ tiệm kem - trà - bánh Lick N Bite) bắt tay làm lại từ đầu vì cái duyên với nghiệp bếp bánh. Ngay sau khi biết đến loại kem Stick house của Ý, chị Dao “bay” ra Hà Nội để tự mình thưởng thức, đánh giá và hoàn toàn hài lòng với vị kem thương hiệu Ý được bán bản quyền tại Việt Nam. Niềm say mê nghiệp kem - trà - bánh của chị cũng bắt đầu từ chuyến bay duyên nợ này. Thành công với việc đưa kem thương hiệu Ý đến với người dân Huế, chị Dao “lấn sân” sang trà sữa và bánh. Chị học làm bánh, trà sữa từ những kiến thức thu thập được trên mạng và theo học các lớp làm bánh ở Hà Nội.

Với chị Phan Viên Du Mi (chủ cửa hàng Bếp bánh) lại bắt đầu công việc làm bánh khi có 2 năm sống ở Mỹ, làm việc cho một tổ chức phi chính phủ bảo trợ trẻ em khuyết tật. Những chiếc bánh đầu tiên chị Du Mi làm không hoàn hảo. Chị cho hay: “Để làm được một chiếc bánh ngon, ngoài có một công thức tốt, cần phải học hỏi kinh nghiệm rất nhiều từ những người đi trước, từ những kinh nghiệm bản thân tích lũy và trau dồi mà có được, từ chính khẩu vị của mình, người thân và thực khách”.

Nhưng nếu bánh chỉ ngon và đẹp mắt thôi thì chưa đủ, bởi trong bối cảnh hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề được các gia đình quan tâm nhiều nhất. Tự nhận mình là người kỹ tính và khá cầu toàn, với mỗi “tác phẩm” kem - trà - bánh, chị Dao luôn cố gắng tạo ra thành phẩm ngon nhất có thể. Điều “cấm kỵ” với chị là thực phẩm không an toàn. Chị giải thích: “Tôi tâm niệm làm cho khách như làm cho chính mình. Nếu mình làm ra không ngon, không chất lượng, không thể thuyết phục được chính bản thân thì không thể thuyết phục được khách hàng”.

Dòng kem mà chị Dao theo đuổi có hai vị chủ đạo: kem pha sữa có vị ngọt dịu và kem trái cây nguyên chất, được chế biến từ trái cây tự nhiên. Nguyên liệu làm trà sữa và bánh của chị cũng hoàn toàn tự nhiên và an toàn. Để tạo màu cho các loại topping (phần thêm vào) trong trà sữa, chị dùng các “chất liệu” tự nhiên: Màu vàng từ quả dành dành, xanh dương từ hoa đậu biếc và hoa atiso cho màu đỏ tươi… Chị không coi mỗi cái bánh, ly trà là những vật vô tri vô giác mà thổi hồn vào đó tạo nên những “vũ điệu” của màu sắc. Mỗi ly trà sữa, mỗi cái bánh là một câu chuyện được kể nên từ các loại nguyên liệu. Cái tâm của người làm nghề cộng thêm kinh nghiệm giúp chị học hỏi được cách dùng thực phẩm an toàn. 

Bên cạnh sức hút nghề nghiệp, được tự tay làm ra những chiếc bánh với đầy đủ chất lượng, lại vừa tiết kiệm chi phí, là món quà ý nghĩa để dành tặng người thân hay được sáng tạo kích thước, thay đổi hương vị để tạo ra một sản phẩm in đậm dấu ấn riêng là điều khiến cho người trẻ thích thú.

Không chỉ bó gọn trong việc kinh doanh, quây quần bếp bánh, mỗi dịp Quốc tế thiếu nhi, trung thu, nhiều cơ sở làm bánh trên địa bàn thành phố lại tổ chức trao tặng hay tạo cơ hội cho trẻ em nghèo, mồ côi được tự tay làm và thưởng thức những chiếc bánh ngon. Du Mi dự định mở một lớp tiếng Anh giao tiếp miễn phí cho những chị em có niềm yêu thích và cần cơ hội việc làm.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kể chuyện di sản Huế bằng hội họa

Hơn 12 năm cầm cọ, Nguyễn Đình Việt (SN 1989, Hà Tĩnh) đã đại diện nhóm họa sĩ trẻ Việt Nam tham gia Triển lãm nhóm tại KTG Gallery Hamburg, Đức (năm 2015) và Triển lãm nhóm @Art NewGen tại TP. Songkhla, Thái Lan (năm 2021) để lại nhiều dấu ấn nghệ thuật trong lòng bạn bè quốc tế và các nhà sưu tập.

Kể chuyện di sản Huế bằng hội họa
Kể chuyện về dệt limar tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á

Tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á, Đại học Malaya ở Kuala Lumpur (Malaysia), triển lãm “Truyền thống dệt limar bị lãng quên” đang mang đến cho những người đam mê dệt may và du khách cơ hội để khám phá những câu chuyện lịch sử hình thành nên loại vải có tuổi đời hàng thế kỷ này.

Kể chuyện về dệt limar tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á
Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ. Nhiều tác phẩm trong số đó sáng tác trong thời kỳ tham gia kháng chiến và lần đầu tiên được công bố đến công chúng với tên gọi “Miền ký ức”.

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa
Cổ ngọc kể chuyện trăm năm

Những món cổ ngọc quý hiếm được chế tác điêu luyện nằm trong bộ sưu tập của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn lần đầu tiên được trưng bày, giới thiệu đến công chúng khiến mọi người ngỡ ngàng, thích thú. Nhiều món đồ trong số đó, theo lời của chủ nhân, được thừa hưởng lại từ gia đình, một phần được ông cất công sưu tập từ hàng chục năm theo đuổi niềm đam mê cổ vật.

Cổ ngọc kể chuyện trăm năm
Ruộng lúa kể chuyện nghệ thuật

Một ruộng lúa được gieo trên cánh đồng kể lại câu chuyện lịch sử, sự hàn gắn nỗi đau quá khứ và nhắc nhở người trẻ về sự quan trọng của lương thực trong đời sống hiện đại. Quá trình từ khi gieo sạ cho đến thu gặt đã được các nghệ sĩ tạo nên một tác phẩm nghệ thuật bằng video art trên nền âm nhạc đồng quê.

Ruộng lúa kể chuyện nghệ thuật

TIN MỚI

Return to top