ClockThứ Sáu, 12/08/2022 08:47

Giữ gìn cảnh quan sông đầm

Tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh về du lịch ở Thuỷ BằngTạo hình mẫu cảnh quan môi trường đô thị

Công nhân HEPCO thường xuyên làm sạch đẹp các con sông chính trên địa bàn TP. Huế

Không riêng du khách thừa nhận, Huế đẹp mộng mơ, quyến rũ, sâu lắng nếu không nhắc đến hệ thống sông, đầm hiện hữu ở xứ đất Thần kinh. Những con sông từ thành phố đến vùng ven đô, như sông Hương, An Cựu, Như Ý, Ngự Hà hay sông Truồi, sông Bồ, Ô Lâu... vốn không chỉ mang lại nguồn lợi lớn trong sản xuất, cung cấp nguồn nước sinh hoạt, điều hòa môi trường mà còn góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ…

Gần đây, cùng với những tác động của xã hội, thiên nhiên nên môi trường ở các dòng sông không phải lúc nào cũng giữ được trạng thái “tự làm sạch” mà tình trạng rác bèo, cỏ rác vẫn sinh sôi. Hơn nữa, tình trạng rác thải, việc đốt giấy vàng mã vứt ném của không ít người dân làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường dòng sông.

Thời gian qua, phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” được thực hiện thường xuyên không chỉ làm sạch, đẹp môi trường cảnh quan đường làng, ngõ xóm, khu vực công cộng... và trên các tuyến sông chảy qua địa bàn mình được khơi thông. Điển hình trong phong trào này là mô hình điểm “Dòng Hương trong xanh” do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đảm nhận, duy trì, triển khai thực hiện hàng tuần. Định kỳ, đơn vị phối hợp với Câu lạc bộ (CLB) “Cảm ơn dòng Hương”, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế, Trung tâm Công viên cây xanh Huế, Công an tỉnh... tổ chức ra quân vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, làm sạch đẹp các công viên hai bên bờ sông.

Các huyện đoàn, thị đoàn ở địa phương cũng đã thành lập CLB, đội hình thanh niên tình nguyện xung kích bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông quê hương, thành lập các tổ, nhóm đến từng hộ gia đình, để tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết không vứt rác, xác chết động vật bừa bãi… Đồng thời, tổ chức các đợt ra quân vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, khơi thông dòng chảy trên các sông tại địa phương.

Hoạt động với mô hình trên đã tạo ấn tượng và được mọi người ghi nhận bởi không chỉ dấy lên phong trào, thời điểm, mà nó đã "sống" lâu. Tôi còn nhớ cách đây khoảng hơn 10 năm, Tỉnh đoàn đã phát động xây dựng phong trào chung tay bảo vệ môi trường đến các tổ chức đoàn cơ sở. Lúc đó, CLB Thanh niên xung kích bảo vệ dòng sông quê hương Thủy Thanh là mô hình đầu tiên về bảo vệ môi trường của tỉnh. Đến nay, CLB này vẫn duy trì vớt rác, bèo, làm sạch vệ sinh môi trường ở các con sông chảy qua quê mình.

Hay bên dòng Ô Lâu, đoạn qua làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền), hiện nay hằng tuần hay các dịp lễ, tết, các đoàn viên thanh niên Ban quản lý làng cổ Phước Tích, cán bộ, thanh niên và người dân trong xã vẫn ra quân vệ sinh, vớt rác bên bờ sông Ô Lâu. Nhờ duy trì thường xuyên, không chỉ môi trường ở  làng cổ Phước Tích, sông Ô Lâu chảy qua địa bàn giữ được nét trong xanh, thoáng đãng, mà ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường cũng được nâng lên.

Dõi theo và thấy, ý thức nỗ lực làm sạch đẹp các dòng sông hiện nay không chỉ dành riêng các hội, đoàn, tổ chức, cá nhân nào mà cần sự chung tay của mọi người, mọi nhà. Mới đây tỉnh một lần nữa ban hành danh mục 171 ao, hồ, sông đầm trên địa bàn không được san lấp. Quan điểm của tỉnh rất rõ ràng, hệ thống sông đầm này có chức năng điều hòa nước trong mùa mưa lũ, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, vùng khai thác, nuôi trồng thủy sản, đường thủy nội địa, du lịch… thì không có lý do gì chúng ta không chung tay bảo vệ, giữ gìn cảnh quan sạch đẹp...

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ gìn và nâng cao vị thế cho đô thị

Để trở thành đô thị hiện đại, văn minh, giàu bản sắc thì phát triển đô thị là một trong những chương trình trọng điểm mà thành phố đã, đang và sẽ thực hiện.

Giữ gìn và nâng cao vị thế cho đô thị
GIÁO SƯ SATOH SHIGERU:
Hiếm nơi nào có cảnh quan văn hóa sơn thủy như Huế

Trong hơn 25 năm cộng tác với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Giáo sư (GS) Satoh Shigeru - chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và quy hoạch đô thị Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng, Trường đại học Waseda Nhật Bản - đã có nhiều phát hiện thú vị về cảnh quan sơn thủy của Huế. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc gặp gỡ và phỏng vấn GS. Satoh Shigeru xung quanh những phát hiện thú vị này.

Hiếm nơi nào có cảnh quan văn hóa sơn thủy như Huế
Giữ gìn văn hóa Huế

Văn hóa Huế tuy chỉ là một đường vân, một mảng màu, một góc riêng trong bức tranh đa sắc của văn hóa Việt Nam nhưng cũng sống động, lộng lẫy, bao la và đằm sâu. Tự biết sức mình nên tôi chỉ chọn những gì cụ thể, mắt thấy tai nghe về văn hóa Huế, những nét riêng có và dĩ nhiên Đẹp của người Huế viết ra đây để chúng ta có thể tự hào.

Giữ gìn văn hóa Huế
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Nạo vét cồn đất thượng lưu đập La Ỷ: Đảm bảo tiêu thoát nước và tạo cảnh quan môi trường

Nhiều ý kiến phản ánh về việc nạo vét cồn đất trên sông Phổ Lợi, đoạn thượng lưu đập La Ỷ sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy, làm xói lở 2 bên bờ sông, ảnh hưởng đến các công trình đập La Ỷ, cầu qua đập La Ỷ vừa mới xây dựng cũng như đời sống người dân trong khu vực... Qua thực tế và làm việc của chúng tôi với các ngành chức năng, vấn đề không như người dân phản ánh.

Nạo vét cồn đất thượng lưu đập La Ỷ Đảm bảo tiêu thoát nước và tạo cảnh quan môi trường

TIN MỚI

Return to top