ClockThứ Sáu, 24/07/2020 14:09

Doanh nghiệp tái cấu trúc, tăng khả năng chịu sốc từ bên ngoài

Từ trong đại dịch, bản thân doanh nghiệp phải nhìn ra được những điểm yếu để cấu trúc lại và tăng khả năng chống chịu các cú sốc bên ngoài.

Lợi ích từ dịch vụ công trực tuyếnChính quyền tỉnh luôn sát cánh, đồng hành cùng nhà đầu tưQuán triệt Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc giaĐối thoại với doanh nghiệp và người lao động tại Cụm công nghiệp An HòaAPEC kêu gọi các doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi kỹ thuật sốĐầu tư vào nông nghiệp: Cần những doanh nghiệp đầu tàuGiá tour chi phối quyết định của du khách

Diễn đàn “Tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và kinh doanh trước thách thức khủng hoảng Covid-19”

Thảo luận tại Diễn đàn “Tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và kinh doanh trước thách thức khủng hoảng Covid-19” diễn ra ngày 23/7, các đại biểu nhận định, đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những hậu quả to lớn, nặng nề cho nền kinh tế thế giới nói chung và cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, dịch Covid-19 đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Trong số 126.000 doanh nghiệp, có tới 86% doanh nghiệp phải hứng chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã có các giải pháp về an sinh xã hội với gói 62.000 tỷ đồng, cùng với đó là giải pháp tiền tệ về hạ lãi suất điều hành, giãn, hoãn khoanh nợ; giãn hoãn nộp thuế, tiền thuê đất; Các giải pháp thúc đẩy đầu tư công bằng việc đẩy nhanh giải ngân vốn chưa sử dụng năm 2019 và vốn kế hoạch 2020 khoảng 700.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tốc độ giải ngân còn chậm, việc tiếp cận các “gói” hỗ trợ gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến việc phục hồi sau đại dịch chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Theo ý kiến của TS. Cấn Văn Lực, đại dịch đã khiến GDP 6 tháng đầu năm tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua; Xuất nhập khẩu giảm sút, trong đó xuất khẩu giảm 1,1% và nhập khẩu giảm 3% so với cùng kỳ. Đặc biệt, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 38,2%, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh những “điểm tối” của nền kinh tế, ông Lực nhìn nhận, kinh tế Việt Nam vẫn “nổi” một số điểm sáng. Cụ thể, việc phòng chống dịch đạt kết quả tích cực, Chính phủ đã chỉ đạo tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; nông nghiệp và công nghiệp, xây dựng, bán lẻ, thu hút FDI bắt đầu hồi phục từ tháng 4/2020; giải ngân đầu tư công cải thiện tích cực; tỷ giá duy trì ổn định, mặt bằng lãi suất giảm nhanh…

Thêm vào đó, thị trường chứng khoán phục hồi khá trong quý 2 sau khi giảm mạnh trong tháng 2, tháng 3; hội nhập quốc tế được tăng cường; kinh tế số phát triển mạnh; cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư dịch chuyển khá khả quan.

“Trong bối cảnh dịch bệnh đã xuất hiện xu hướng đầu tư kinh doanh mới, nhiều nhà đầu tư đã hướng vào những tài sản an toàn hơn như vàng; Xu hướng mua bán, sáp nhập (M&A) tăng vì nhiều công ty phá sản hoặc có giá cổ phiếu giảm sâu; Tiếp đó là xu thế cấu trúc lại chuỗi cung ứng và đầu tư; xu thế áp dụng công nghệ và thay đổi cách thức làm việc. Dịch bệnh đã tạo ra động lực thúc đẩy chuyển đổi số ở các doanh nghiệp một cách mạnh mẽ. Doanh nghiệp nắm bắt, chủ động trong xu thế này sẽ có nhiều lợi thế hơn so với đối thủ. Do đó, từ trong đại dịch, bản thân doanh nghiệp phải nhìn ra được những điểm yếu để cấu trúc lại và tăng khả năng chống chịu các cú sốc bên ngoài”, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Trước dự đoán tình hình dịch bệnh sẽ kéo dài và chưa biết khi nào sẽ kết thúc, nhiều ý kiến đề xuất, cần tiếp tục triển khai thực hiện hiện quả hơn nữa các giải pháp, gói hỗ trợ đã được Chính phủ đề ra, nhất là những giải pháp về hoãn, giãn, miễn, giảm thuế, phí đối với doanh nghiệp. Đồng thời, xem xét thực hiện các gói kích thích kinh tế mới phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, năng lực chống chịu trước các biến động kinh tế của doanh nghiệp.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

TIN MỚI

Return to top