ClockThứ Ba, 13/09/2022 14:15

Điểm tựa từ các tổ tiết kiệm và vay vốn ở Phú Lộc

TTH - Được ví như “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở Phú Lộc góp phần quan trọng đưa nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) đến với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

“Phao cứu sinh” cho hộ nghèoỦy thác vốn qua bốn tổ chức chính trị - xã hội

Các tổ TK&VV giao dịch tại điểm giao dịch xã

Hiệu quả

Tổ TK&VV thôn 3, xã Vinh Mỹ thành lập năm 2003 do Hội Nông dân (HND) xã trực tiếp quản lý. Ban đầu, tổ chỉ có 11 hộ vay, với dư nợ quản lý 31 triệu đồng, bình quân dư nợ mỗi hộ vay vốn ở mức 2,9 triệu đồng. Đến nay, tổ đã có 52 hộ vay vốn, với số vốn được vay gần 5 tỷ đồng, với hơn 180 lượt hộ được vay vốn. Nguồn vốn vay được hội viên tận dụng đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển diện tích trồng cam, quýt, làm kinh tế vườn, giải quyết công ăn việc làm, giúp cho học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn được đến trường. Nhờ nguồn vốn tín dụng này đã giúp cho 15 hộ trên địa bàn thôn thoát được nghèo

Là 1 hội viên thoát nghèo điển hình của Tổ TK&VV thôn 3, từ nguồn vốn TDCS, ông Trần Bá Lợi đã đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt thu nhập dần dần được cải thiện. Sau này, nhờ chương trình vay vốn HSSV, 5 người con ông cũng có điều kiện theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Đến nay, các con đều ra trường, có việc làm và có thu nhập ổn định, trả được nợ và giúp gia đình thoát được nghèo, ổn định cuộc sống.

Ông Đoàn Trọng Mẫn, Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn 3 chia sẻ, để quản lý nguồn vốn hiệu quả, ban quản lý tổ chú ý đến công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay; vận động người vay trong tổ tham gia các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm sử dụng vốn vay có hiệu quả. Đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, thực tế tại thôn, xóm nhằm cập nhật thông tin, phát hiện những vấn đề nảy sinh, những khó khăn của hội viên để có biện pháp tháo gỡ, giải quyết kịp thời.

Ngoài Tổ TK&VV thôn 3 Vinh Mỹ, HND huyện Phú Lộc đang nhận ủy thác vốn vay từ NHCSXH với tổng dư nợ 166,82 tỷ đồng, ủy thác qua 17 HND xã, thị trấn với 113 tổ TK&VV 4.469 khách hàng đang còn dư nợ.

Nâng cao chất lượng tổ TK&VV

Để thực hiện tốt trong hoạt động ủy thác cho vay, HND các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như lồng ghép qua các buổi sinh hoạt thường kỳ của các chi hội, lồng ghép vào các hội nghị tập huấn khuyến nông và khuyến lâm, các buổi sinh hoạt tổ định kỳ hoặc đột xuất. Nhờ đó, chất lượng tín dụng trên địa bàn huyện được nâng lên và đi vào ổn định.

Bà Đặng Hoàng Ái Thụy, Chủ tịch HND huyện Phú Lộc thông tin, xác định hiệu quả hoạt động của các tổ TK&VV là nhân tố quan trọng trong công tác nhận ủy thác, hội luôn quan tâm củng cố kiện toàn, hoạt động các tổ TK&VV theo đúng quy định và hiệu quả. HND huyện phối hợp với NHCSXH huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn cho cán bộ hội và ban quản lý tổ, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hàng năm theo kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý tốt nguồn vốn ủy thác.

Không chỉ ủy thác cho vay qua kênh HND, hiện NHCSXH huyện phối hợp với chính quyền địa phương và 4 tổ chức chính trị - xã hội cấp xã xây dựng được mạng lưới tổ TK&VV phủ kín khắp các thôn, tổ dân phố tại 17 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện.

Các tổ TK&VV này do tổ chức chính trị - xã hội thành lập, được chính quyền cấp xã chấp thuận cho phép hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn.

Giám đốc NHCSXH huyện Phú Lộc - Lê Thanh Bình chia sẻ, tổ TK&VV là “cánh tay nối dài” của NHCSXH giúp chuyển tải nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. Đồng thời, tổ sẽ trực tiếp thực hiện một số nội dung công việc được NHCSXH ủy nhiệm như: tổ chức họp bình xét vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay; giáo dục, tuyên truyền, vận động người vay có ý thức trả nợ, tham gia gửi tiền tiết kiệm; thực hiện tốt công tác thu lãi, thu tiền gửi định kỳ hàng tháng; theo dõi đôn đốc kịp thời các khoản nợ đến hạn; phối hợp công tác xử lý, thu hồi nợ...

Đến 30/6/2022, toàn địa bàn huyện Phú Lộc có 284 tổ TK&VV đang hoạt động với tổng số 11.629 thành viên, bình quân mỗi tổ có 40 thành viên; trong đó có 279 tổ xếp loại tốt, chiếm tỷ lệ 98,2%, 5 tổ xếp loại khá chiếm tỷ lệ 1,8%, không có tổ xếp loại trung bình, yếu kém.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Xuân yêu thương” đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 5/1, Phòng Dân tộc huyện Phú Lộc phối hợp với Hội Cựu giáo viên và học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế cùng các nhà tài trợ tổ chức chương trình trao quà "Xuân yêu thương 2025". Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm mang đến niềm vui, sự sẻ chia cho đồng bào dân tộc thiểu số trong dịp Tết Nguyên đán đang cận kề.

“Xuân yêu thương” đến với đồng bào dân tộc thiểu số
Điểm tựa của đội tuyển Việt Nam

Trước thời điểm diễn ra ASEAN Cup 2024, còn đó những nghi ngờ về khả năng tiến sâu của đội tuyển Việt Nam. Tuy nhiên, qua từng trận đấu với những màn trình diễn thuyết phục, niềm tin về lần đăng quang thứ 3 tại giải đấu của đội tuyển là rất lớn.

Điểm tựa của đội tuyển Việt Nam
Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành “điểm tựa” vững chắc giúp người dân huyện miền núi Nam Đông vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và từng bước thoát nghèo.

Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo

TIN MỚI

Return to top