ClockThứ Sáu, 30/12/2022 14:19

Đào tạo lao động trước xu thế dịch chuyển việc làm

TTH - Khoảng từ giữa cuối năm nay, nhiều vị trí công việc, nhất là trong các ngành sản xuất, một số doanh nghiệp (DN) bất đắc dĩ phải cho giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên vài bộ phận, dây chuyền sản xuất. Thay vào đó, để không phải gián đoạn công việc, thu nhập, người lao động phải xoay xở dịch chuyển sang những công việc mới, bồi dưỡng thêm trình độ kỹ năng để giữ ổn định nguồn thu.

Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể“Làm hết việc, không làm hết giờ”Đổi mới cách tiếp cận và có những giải pháp tạo việc làm cho lao động về từ vùng dịch

Nhiều vị trí công việc ngày càng đòi hỏi không chỉ về tay nghề mà còn nhiều kỹ năng mềm khác

Xoay vần

Tính đến tháng 11/2022, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 15.426 người, đạt 96,41% so với kế hoạch năm 2022. Trong đó, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 1.093 người, tập trung tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Ước thực hiện năm 2022, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 17.000 người, vượt 4,3% so với kế hoạch; trong đó đưa lao động đi làm việc nước ngoài 1.500 người, đạt 75% so với kế hoạch.

Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm trong năm nay đạt cao, song tỷ lệ lao động rời khỏi thị trường lao động hay phải dịch chuyển công việc cũng cao hơn so với những năm trước.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Đà Nẵng chỉ ra, nhiều tác động tạo nên xu hướng ảnh hưởng đến nhu cầu lao động của nhiều DN. Trong đó, do sự phát triển công nghệ thông tin, kỹ thuật số, tác động của đại dịch COVID-19, kinh tế, chính trị thế giới biến động, bất ổn và sự thay đổi tư duy phát triển trong chiến lược dài hạn ở các địa phương...

Để tránh dịch lây lan, cũng như do ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, đơn hàng giảm sâu, nhiều công ty có khuynh hướng giảm lao động chính thức và thuê lao động làm việc tự do, nhưng vẫn phải trả kết quả công việc đúng như cam kết trong hợp đồng. Còn về những lao động tự do, họ có nhiều cơ hội việc làm, vì có thể cùng lúc làm nhiều dự án. Có thể nhận thấy, người lao động có tay nghề ngày càng có xu hướng làm việc từ xa, linh hoạt, làm nhiều việc khác nhau chứ không nhất thiết phải làm một công việc duy nhất.

Hơn nữa, dưới góc độ DN, yêu cầu đối với lao động là phải đáp ứng yêu cầu "Kỹ năng quan trọng hơn bằng cấp". Nhấn mạnh năng lực tự học, khả năng tái bồi dưỡng kỹ năng của lao động. Lao động trung cấp trở lên ít nhất có khả năng tiếng Anh tối thiểu, sử dụng được máy tính, thiết bị điện tử và quen với việc truy cập internet. Yêu cầu về kỹ năng số tối thiểu cho mọi lao động đang là xu hướng tất yếu.

Theo thống kê, 68% công việc trong nước hiện có đòi hỏi kiến thức về kỹ năng số với những kỹ năng số cơ bản, 1/5 công việc cần các kỹ năng số đặc biệt chuyên sâu. Theo đó, kỹ năng số bao gồm các kỹ năng, khả năng, kiến thức và thói quen làm việc cho phép con người tiếp cận và sử dụng công nghệ số. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đối với người lao động trong bối cảnh các hình thái công việc và tính chất công việc không ngừng thay đổi.

Đào tạo lao động là yêu cầu tất yếu

Hiện nay, ngành lao động - thương binh và xã hội (LĐTB&XH) tỉnh đang tập trung điều tra để có dự báo nhu cầu xây dựng và cập nhật dữ liệu mở về lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với nhu câu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, nhất là những ngành nghề, kỹ năng mới như: điện, điện công nghiệp, công nghệ ô tô, công nghệ thông tin và tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh là du lịch - dịch vụ; nông - lâm - ngư nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; tập trung trọng tâm, trọng điểm vào 4 lĩnh vực lớn của tỉnh là văn hóa - du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và nền kinh tế số.

Theo ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH, việc cần làm là phải tập trung cho công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề, có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật cao để phát huy lợi thế nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu lao động cho các DN đầu tư.

Chỉ số PCI (Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) có 10 chỉ số thành phần, trong đó có chỉ số Đào tạo lao động. Năm 2019, Thừa Thiên Huế là địa phương có chỉ số thành phần - chỉ số Đào tạo lao động xếp thứ 7/63 tỉnh, thành; tăng 28 bậc so với năm 2018. Năm 2020, chỉ số này giảm vị thứ, nhưng đến năm 2021, chỉ số Đào tạo lao động xếp thứ 14/63, tăng 17 bậc so với năm 2020. Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, cụ thể cải thiện chỉ số đào tạo lao động, Sở LĐTB&XH tham mưu UBND tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu nằm trong top 10 trong năm 2022 và nằm trong top 5 đến 8 giai đoạn 2023-2025.

Theo đánh giá của VCCI chi nhánh Đà Nẵng, trong chỉ số thành phần "Đào tạo lao động", bên cạnh chất lượng đào tạo phổ thông và đào tạo nghề của tỉnh được đánh giá khá tốt, thì lợi thế về lao động của tỉnh là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở mức cao so với toàn quốc. Bên cạnh những tiêu chí nhận được nhiều sự đánh giá tích cực của cộng động DN, vẫn có những tiêu chí về đào tạo lao động tại tỉnh còn nhiều dư địa để cải thiện. Tỷ lệ "lao động tại địa phương đáp ứng hoàn toàn/phần lớn nhu cầu sử dụng của DN" ở mức 55%, ở mức trung vị của toàn quốc. "Tỷ lệ chi phí tuyển dụng lao động trong tổng chi phí kinh doanh" vẫn còn cao hơn so với trung vị toàn quốc (5,79% so với 5,72%). Công tác tuyển dụng lao động tại DN vẫn chưa được đánh giá dễ dàng, nhất là tuyển dụng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, tỷ lệ DN đánh giá việc tuyển dụng cán bộ kỹ thuật dễ dàng là 41% và cán bộ quản lý dễ dàng là 34%. Đó là những tiêu chí về đào tạo lao động cần được cải thiện, khắc phục trong thời gian tới, để vừa đáp ứng thị trường lao động, nhu cầu DN, chứ không hẳn chỉ tập trung làm thế nào để đạt mục tiêu lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 70% vào năm 2023.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu thế việc làm trong thời kỳ số

Cán cân giữa lao động chính thức và phi chính thức đang có sự dịch chuyển không chỉ phạm vi cả nước mà ngay ở địa phương. Nhất là khi có nhiều ngành nghề mới hình thành trong thời đại công nghệ số, người lao động càng phải chủ động, thích ứng, tự học để duy trì công việc và thu nhập ổn định.

Xu thế việc làm trong thời kỳ số
Cầu nối thị trường lao động

Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Huế hoạt động định kỳ và thường xuyên theo hình thức trực tiếp, trực tuyến đã giúp kết nối nhu cầu của người tìm việc và việc tìm người hiệu quả, minh bạch.

Cầu nối thị trường lao động
Chính sách tốt để giữ chân người tài

Từ thuở bình minh của lịch sử, các triều đại đầu tiên xây dựng quốc gia độc lập đều mong mỏi, khao khát nhân tài. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà việc tiến hành lựa chọn nhân tài ra giúp nước được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngày nay, việc trọng dụng nhân tài luôn đặt lên hàng đầu.

Chính sách tốt để giữ chân người tài
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài

TIN MỚI

Return to top