ClockChủ Nhật, 26/05/2019 12:13

Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp: “Chọn mặt gửi vàng”

TTH - Thu hút đầu tư có chọn lọc, trong đó chú trọng năng lực nhà đầu tư, tập trung các ngành nghề có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, ít sử dụng lao động và đảm bảo môi trường bền vững là vấn đề mà các KCN chú trọng.

Chế biến dăm gỗ tại KCN La Sơn

Thiếu lao động

Chủ tịch Tập đoàn Scavi (Pháp) Trần Văn Phú cho rằng, để giảm chi phí vận chuyển và tăng giá trị cạnh tranh, nhiều năm qua tập đoàn đã tổ chức 3 hội nghị xúc tiến kêu gọi đầu tư lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) dệt may về đầu tư tại KCN Phong Điền. Với đặc thù sản xuất CNHT dệt may, như dệt nhuộm, vải, cúc, khuy… điều kiện cần đó là DN phải có hệ thống xử lý nước thải riêng đảm bảo quy định, đồng thời phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung nên qua khảo sát, các nhà đầu tư chưa thể xây dựng nhà máy.

Theo ông Phú, sau 10 năm đặt nhà máy tại KCN Phong Điền, từ một xưởng sản xuất nhỏ thu hút vài trăm lao động, đến nay Scavi Huế đã có 3 nhà máy may quy mô lớn, thu hút trên 7.000 lao động và cuối năm 2019 tập đoàn tiếp tục xây dựng nhà máy thứ 4. Qũy đất tại KCN rộng rãi nên ngoài việc xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất, tập đoàn đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng nhà ở cho công nhân, trường mầm non và khu thể thao nhằm đảm bảo dân sinh và hướng đến chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Tại KCN Phú Đa, mặc dù chưa thu hút được nhà đầu tư hạ tầng, song đến nay đã có 9 nhà đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch, dệt may, đan sợi nhựa... với tổng vốn đăng ký gần 1.000 tỷ đồng. Trong đó, có tới 4 nhà máy may của Công ty TNHH MTV Sơn Hà, Hương Phú, Dệt may Huế... khiến nhu cầu lao động ở đây trở nên bức bách, khó tuyển dụng.

Giám đốc phát triển Tổng Công ty TNHH Sơn Hà, ông Huỳnh Trọng Nghĩa cho rằng, là DN có 10 nhà máy sản xuất hàng dệt may đóng tại các KCN ở Thái Bình, Quảng Nam, Đồng Nai, Vĩnh Phúc..., chọn Phú Đa để xây dựng nhà máy là chủ trương đúng với khá nhiều lợi thế về mặt bằng rộng, giá nhân công thấp và phương tiện vận chuyển phong phú. Song, một khó khăn mà công ty đang đối mặt đó là nguồn lao động ngày càng khó do có quá nhiều DN sản xuất hàng dệt may đặt nhà máy tại đây.

Ông Nghĩa cho biết, hiện nhà máy có quy mô 23 chuyền may, thu hút trên 500 lao động với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, từ nay đến năm 2020, DN tiếp tục xây dựng nhà xưởng, nâng số chuyền may lên 150 chuyền và tuyển dụng 3.000 lao động vào làm việc, song sẽ rất khó thực hiện lộ trình khi số lượng lao động “nhảy việc” ngày càng đông và tình trạng tuyển dụng lao động mới ngày càng khan hiếm.

Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may Huế Nguyễn Thanh Tý, nếu tiếp tục cấp phép cho các nhà đầu tư sản xuất hàng dệt may tại KCN Phú Đa, Phú Bài II thì không lâu nữa, các DN sẽ thiếu trầm trọng nguồn lao động tại chỗ. Bởi, các KCN này đang có quá nhiều DN dệt may, trong khi 1 nhà máy may cần trên dưới 1.000 người.

Khu công nghiệp La Sơn, Phú Đa sẽ kêu gọi các DA sản xuất và chế biến gỗ nhằm đảm bảo cân đối nguồn lao động tại các địa phương

Thu hút đầu tư có chọn lọc

Quý I/2019, các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thu hút thêm 2 DA mới với tổng vốn đăng ký 430 tỷ đồng, đó là DA nhà máy sợi 2 tại KCN Phú Bài của Công ty CP Vinatex Phú Hưng với vốn đầu tư đăng ký 290 tỷ đồng và DA nhà máy sản xuất men frit tại KCN Phong Điền của Công ty CP Frit Hương Giang với vốn đầu tư đăng ký 140 tỷ đồng. Ngoài ra, có 1 DA đã hoàn tất việc khảo sát và lựa chọn địa điểm, đang chờ các thủ tục để cấp phép đầu tư, đó là DA nhà máy sản xuất sợi PE và găng tay công suất 800.000 tấn sợi và 10 tỷ sản phẩm găng tay/năm của Công ty Kanglongda Việt Nam. Đây là DA quy mô lớn có vốn đăng ký 210 triệu USD, đầu tư tại KCN Phong Điền trên diện tích 35ha.

Cùng với việc kiểm tra và nghiên cứu kỹ DA đầu tư của các DN trước khi cấp phép, thời gian gần đây Ban quản lý các Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh triển khai các giải pháp kêu gọi đầu tư theo lĩnh vực, chọn lọc nhà đầu tư với mục đích đảm bảo về nguồn nguyên liệu tại chỗ, đáp ứng nguồn lao động tại các địa phương và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Tại KCN Phong Điền, chủ trương kêu gọi các DN chế biến cát để khai thác mỏ cát thạch anh có trữ lượng 3.800ha và kêu gọi các nhà đầu tư sản xuất CNHT dệt may để lấp đầy KCN hỗ trợ dệt may; KCN Tứ Hạ chuyên về vật liệu xây dựng, thuốc tân dược, thiết bị y tế, may mặc thời trang; KCN La Sơn chú trọng lĩnh vực dăm gỗ, vật liệu xây dựng; KCN Phú Đa và Phú Bài II đang hạn chế thu hút các DA may mặc nhằm giảm áp lực về lao động cho các DN.

Phó Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, ông Nguyễn Văn Sơn cho rằng, công tác thu hút đầu tư vào các KCN đã có những bước đột phá mạnh mẽ, nhiều DA sau khi cấp phép đã xây dựng nhà máy và tiếp tục mở rộng quy mô. Sắp tới, Ban sẽ cân đối lại ngành nghề, giảm dần các DA sản xuất hàng dệt may nhằm giảm áp lực về hạ tầng giao thông và lao động; tập trung kêu gọi các ngành nghề có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, sử dụng ít lao động, đồng thời hạn chế tối đa các DA gây ô nhiễm môi trường.

Theo ông Sơn, hiện các tập đoàn có nhà máy đặt tại các KCN Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc… đang ồ ạt đến nghiên cứu, khảo sát và đề nghị cấp đất để xây dựng nhà máy tại các KCN nên thời gian tới, Ban sẽ ưu tiên kêu gọi các DA ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tăng giá trị sử dụng đất và sử dụng lao động hiệu quả. Trong đó, ưu tiên các DA sản xuất lĩnh vực CNHT dệt may, linh kiện điện tử, da giày và các sản phẩm có giá cao nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho các DN và đảm bảo nguồn lao động tại chỗ.

Hiện, KCN Phong Điền đang chuyển động khi 700ha thuộc KCN đều có nhà đầu tư hạ tầng, trong đó DA đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu C do Công ty TNHH C&N Vina Huế - Hàn Quốc triển khai trên diện tích 126 ha, vốn đầu tư 410 tỷ đồng đến nay đã đầu tư 150 tỷ đồng và thu hút được 2 DA thứ cấp; DA hạ tầng KCN Phong Điền - Viglacera vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng đã hoàn thành công tác đền bù 64 ha giai đoạn 1 và thi công một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật, giá trị vốn giải ngân khoảng 60 tỷ đồng; các DA còn lại đang được đẩy nhanh tiến độ để giao đất cho các nhà đầu tư.

Đến nay, 6 KCN trên địa bàn đã thu hút 143 DA với tổng vốn đăng ký gần 92.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 25 ngàn lao động. Đối với hạ tầng KCN, đến nay 4/6 KCN đã có nhà đầu tư hạ tầng với tổng vốn đăng ký gần 4.000 tỷ đồng, vốn thực hiện chiếm khoảng 40%.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

TIN MỚI

Return to top