ClockChủ Nhật, 24/09/2023 14:29

Cò về

TTH - “Người thương cò, cò đến. Cò quý người, cò về” - tôi đã đọc được câu ấy khi xem những thước phim rộn ràng tiếng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con cò chíu chít gọi nhau bay về miền đất lành. Cò như bạn. Ở Thừa Thiên Huế, nhiều năm nay, môi trường sống cho các loài chim dần được cải thiện, lãnh đạo tỉnh cũng giữ “đất lành” bằng cách yêu cầu các địa phương ngăn chặn tình trạng săn bắt, mua bán chim trời, động vật hoang dã nên đón được nhiều loài chim trời di trú, nhất là những vùng cây cối, sông nước và nguồn thức ăn dồi dào...

Khám phá Duệ Sơn

Qua những góc máy của tác giả Trần Thiện, Thừa Thiên Huế Cuối tuần mời bạn đọc thưởng thức vẻ đẹp khoáng đạt, thân thiện của chim trời, của những cánh cò trên những đồng đất và khung trời xứ Huế. Ấy cũng là thêm một lần lan tỏa thông điệp: Hãy bảo vệ chim trời hoang dã và môi trường xung quanh chúng ta để tạo nên một thành phố Huế thật sự xanh, sạch và bền vững.

 Chiều quê. Ảnh: Hồ Ngọc Sơn
 Đất lành
 
 An toàn trở về
 
 
 An nhiên trên đồng đất

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tĩnh lặng đồng chiều

Lần nào chạy xe ngang qua cánh đồng đoạn Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tôi cũng tắt máy, tự cho mình thêm một chút thời gian để ngắm nghía, thưởng thức thật lâu bức tranh thiên nhiên vừa mênh mông, óng ả, vừa trù phú nhưng cũng rất đỗi yên bình.

Tĩnh lặng đồng chiều
Huế tự hào

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, Thừa Thiên Huế vẫn là địa phương mang trên mình nhiều vết thương của chiến tranh...

Huế tự hào
Đồng hành với bà con vùng biên

Tuyên truyền về an ninh vùng biên giới, chủ quyền biển đảo; hướng dẫn cách thông tin liên lạc khi các chủ tàu cá gặp sự cố trên biển; hỗ trợ học sinh cách phòng ngừa ma túy; chia sẻ cách làm kinh tế hay và tặng cờ Tổ quốc cho bà con… là những việc làm ý nghĩa được lực lượng bộ đội biên phòng đường biên, đường biển Thừa Thiên Huế thường xuyên thực hiện, trong nỗ lực “gần dân, sát dân, hiểu dân” và đồng hành, hỗ trợ bà con phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.

Đồng hành với bà con vùng biên
Gieo lại mầm xanh

Trận mưa lũ giữa tháng 11 vừa qua, khiến nhiều vùng sản xuất rau màu bị thiệt hại nặng nề. Đua với thời gian, ngay khi nước rút, tranh thủ ngày tạnh ráo, bà con nông dân dọn dẹp bùn non, bắt tay gầy dựng lại vườn tược, tỉa dặm và trồng mới rau màu cho kịp nông lịch.

Gieo lại mầm xanh
Giảm thiểu rác thải nhựa

Rác thải nhựa không có khả năng tự phân hủy sinh học. Chúng chỉ có thể vỡ thành những mảnh nhỏ và trôi nổi khắp nơi. Nếu có tác động của ánh sáng mặt trời thì cũng phải mất nhiều thế kỷ nhựa mới phân hủy được. Những vật dụng quá quen thuộc hằng ngày, nhỏ bé như ống hút, nắp chai, mất từ 100 –- 500 năm để phân hủy; túi nilon mỏng manh mất từ 500 - 1.000 năm; hay thời gian để loại cốc, ly xốp tiện dụng phân hủy cũng mất 50-200 năm… Môi trường và sức khỏe của mỗi chúng ta bị ảnh hưởng vô cùng tiêu cực bởi rác thải nhựa. Chúng tác động trực tiếp đến đất, nước, không khí và là điều kiện thuận lợi để sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Giảm thiểu rác thải nhựa

TIN MỚI

Return to top