ClockThứ Năm, 13/06/2024 08:41

Lo nhưng đừng sợ

TTH - Chừng 2 tuần nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đây cũng là kỳ thi xét tuyển vào đại học. Với tôi, chỉ còn 1 năm nữa là nghỉ hưu, nhưng quái lạ, tháng 6 về, lại ùa về ký ức của hơn 40 năm về trước với bao hình ảnh, kỷ niệm và cả những nỗi lo.

Đại học Huế điều chỉnh thời gian đăng ký xét tuyển theo các phương thức tuyển sinh sớmĐề thi không đánh đố, đảm bảo phân loại thí sinh

 Học sinh lớp 12 tích cực ôn thi ở các lò luyện thi. Ảnh: Anh Trung

Sợ và ngao ngán nhất của thời điểm cận kề kỳ thi là không khí nóng bức và ngột ngạt ở Huế. Xưa ở quê, không có quạt máy hay điều hòa, đêm về nóng nực không tài nào chợp mắt. Mà cái tật, đã bức bối, không ngủ được thì nằm lo rồi lại ngồi lo, theo kiểu “lo ra lo vào”. 

Quan sát và từ những trải nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy rằng, so với trước hiện nay có nhiều con đường đi vào đại học. Thế nhưng, dù là kiểu đi chăng nữa thì với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sắp tới, muốn vượt được vũ môn, thí sinh cũng phải lo học tốt để còn thi tốt.

Không phải vô cớ mà thiên hạ lại có câu “học tài thi phận”. Trên thực tế, có nhiều người học giỏi mà xưa kia “thi không ăn ớt thế mà cay”, còn bây giờ là phải học ngành hay trường không như ý muốn. Học tốt chưa chắc đã thi tốt, nhất là trong bối cảnh hiện nay, điểm xét tuyển cao chót vót. Mơ ước trở thành bác sĩ mà một trong 3 môn thi có điểm 7 trở xuống thì coi chừng, khó đấy!

Trước kỳ thi, lo lắng là chuyện bình thường. Thế nhưng, lo tới ăn không được, ngủ cũng chả xong thì lại là chuyện khác. Nó cần phải được giải thoát. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, cần biết cách chế ngự giải quyết nỗi lo. Trước kỳ thi vài tuần, bạn cảm thấy bạn không thể đọc thêm được bất cứ thứ gì nên rất lo lắng. Trên thực tế, những người khác cũng như vậy, khó ta thì cũng khó người.

Cần thiết cũng nên hạ thấp mục tiêu. Vào đại học không phải là lối thoát duy nhất. Các thí sinh nên hạ thấp kỳ vọng của mình cho kỳ thi này. Cũng không nên cố gắng theo đuổi một trạng thái tâm lý ổn định, rất dễ phản tác dụng. Mặc dù trạng thái tâm lý có tác động đến kỳ thi, nhưng đó không phải là yếu tố quan trọng nhất.

Kết quả kiểm tra hầu hết đều phù hợp với kết quả học tập của họ. Kỳ thi tuyển sinh đại học là bài thi tổng kết cả quá trình học tập trong suốt 12 năm qua. Kết quả không thể thay đổi qua một đêm. Các tuần cuối cùng trước kỳ thi cũng không khiến kết quả thay đổi quá lớn. Vậy nên, cần làm tốt các kế hoạch ôn tập. Gần tới kỳ thi, đừng luôn nghĩ về kết quả là gì, sống trọn vẹn từng khoảnh khắc và làm những gì bạn nên làm mỗi ngày.

Cha mẹ cũng rất dễ bị lo lắng. Để con cái trải qua kỳ thi nhẹ nhàng, phụ huynh đừng nghĩ đây là sự quyết định cuộc sống của con. Cha mẹ không nên tỏ ra quá quan tâm đến con cái. Bởi vì, quan tâm quá nhiều, họ sẽ gây áp lực cho con. Ngoài ra, gia đình phải duy trì bầu không khí bình yên. Cha mẹ nên kiểm soát căng thẳng và giữ cho gia đình trong một bầu không khí thoải mái và dễ chịu.

Cuối cùng, hãy nhớ lấy câu này: “Thi này phải khác thi xưa, nếu không thể chép thì ôn kỹ vào”. Thi cử là quá trình chuẩn bị dài lâu, có mục tiêu rõ ràng và cần phải có một lộ trình nghiêm túc và khoa học.

Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NGÀNH NGHỆ THUẬT ĐẶC THÙ:
Lận đận tuyển sinh

Dù việc tuyển sinh những năm gần đây có tín hiệu tích cực, nhưng một số ngành đặc thù liên quan đến văn hóa nghệ thuật vẫn rơi vào tình cảnh khó tìm học sinh, sinh viên. Đó là điều mà Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật (TCVHNT) Thừa Thiên Huế đang phải đối mặt.

Lận đận tuyển sinh

TIN MỚI

Return to top