ClockThứ Bảy, 19/05/2018 14:14

Dự thảo Luật Giáo dục: Gần 239.000 giáo viên chưa đạt chuẩn sẽ thế nào?

Dự thảo Luật Giáo dục dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6. Với lộ trình như vậy, những nội dung được đặt ra trong dự thảo Luật có kịp thời gian để triển khai trong thực tiễn, cụ thể là quy định nâng chuẩn gần 239.000 giáo viên tiểu học, THCS từ trung cấp, cao đẳng hiện nay lên đại học?

Tại sao phải sửa đổi Luật Giáo dục đại học?Dự thảo Luật Giáo dục đại học: 6 điểm mới đột phá về cơ chế, chính sách

Kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giáo viên từ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm lên đại học trong thời gian khoảng 5 năm

Nâng chuẩn giáo viên là tất yếu

Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu "Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm".

Như vậy, việc nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học, trung học cơ sở từ trung cấp, cao đẳng lên đại học sư phạm được đề cập trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là tất yếu và sẽ là bước đột phá, đổi mới mạnh mẽ nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Dự thảo Luật Giáo dục đã sửa đổi, bổ sung quy định về Nhà giáo: “Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác, giữ vị thế quan trọng trong xã hội và có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, được xã hội tôn vinh. Nhà giáo phải đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định, không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học; Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình”.

Ngoài ra, dự thảo Luật còn sửa đổi quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn, từng bước phát triển theo yêu cầu hội nhập, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tiễn.

Hiện nay, chất lượng đào tạo giáo viên, giảng viên chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới nhất là yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá người học. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên phổ thông, giảng viên đại học cần phải được bồi dưỡng để trang bị thêm kiến thức, năng lực sư phạm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá người học phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế.

Có lộ trình chuẩn hóa

Hiện nay cả nước có 59,63 % giáo viên tiểu học đạt trình độ đào tạo từ đại học trở lên, còn 40,36 % (159.934 giáo viên) cần được bồi dưỡng, đào tạo nâng chuẩn; giáo viên trung học cơ sở có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ 74,6%, còn 25,4% (78.974 giáo viên) cần được bồi dưỡng nâng chuẩn.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ chỉ đạo các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giáo viên từ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm lên đại học trong thời gian khoảng 5 năm.

Bộ cũng chủ trương dừng tuyển sinh ngành sư phạm đối với giáo viên trình độ trung cấp và cao đẳng ngay khi dự thảo được thông qua và có hiệu lực, chủ trương không tuyển mới giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm đồng thời tổ chức đào tạo bổ sung theo hướng liên thông để khi sinh viên ra trường có trình độ đại học sư phạm.

Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng thời gian công tác còn lại (tính từ thời điểm Luật có hiệu lực) từ 5 năm trở lên, Bộ GDĐT chỉ đạo các trường đại học sư phạm phối hợp chặt chẽ với các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch đào tạo nâng chuẩn trình độ gắn với việc bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới theo hình thức “cuốn chiếu” cùng với lộ trình triển khai hàng năm ở các khối lớp với các hình thức linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, thực chất, không chạy theo số lượng.

Đối với những giáo viên chưa đạt trình độ đại học còn thời gian công tác từ 1 đến dưới 5 năm, các địa phương phối hợp với các trường sư phạm tổ chức các khóa bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo các chuyên đề phù hợp.

Ngoài nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên tiểu học, THCS, để đảm bảo chất lượng đào tạo, giảng dạy, dự thảo Luật Giáo dục còn quy định nâng trình độ chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ đại học và giảng viên giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ.

Ban soạn thảo dự thảo Luật đã đánh giá tình hình thực tiễn, xác định phương thức đào tạo, lộ trình thực hiện việc nâng chuẩn. Dự thảo luật bổ sung 1 điều quy định chuyển tiếp, theo đó các quy định về trình độ chuẩn của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2026 và giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện việc chuẩn hóa đối với nhà giáo.

Theo Dân trí

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không đào tạo từ xa các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe và đào tạo giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên. Đây là điểm mới đáng chú ý trong Thông tư số 28/2023/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành.

Không đào tạo từ xa các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe và đào tạo giáo viên
Quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Sáng 7/10, Hiệp hội các trường đại học (ĐH), cao đẳng Việt Nam phối hợp với ĐH Huế tổ chức hội thảo khoa học quốc gia: “Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh mới”. Đến dự hội thảo có PGS.TS. Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn với phát triển tài năng

Nội dung này được Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật nhấn mạnh tại hội nghị tổng kết năm học 2021 - 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022- 2023 diễn ra chiều 29/8. Tham dự còn có UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Phan Thiên Định; lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT), các đơn vị trường học trên địa bàn.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn với phát triển tài năng
Vinh danh giáo viên chủ nhiệm tiểu học giỏi

Thừa Thiên Huế hiện có 3.375 giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học và 100% trong số đó đã thực hiện nghiêm túc công tác chủ nhiệm lớp. Họ cần được trân trọng và vinh danh.

Vinh danh giáo viên chủ nhiệm tiểu học giỏi

TIN MỚI

Return to top