ClockThứ Năm, 12/09/2019 17:26

Đoàn Hà Nội đạt giải Nhất tại hội thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc

TTH.VN - Chiều 12/9, hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI, năm 2019 do Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đã bế mạc. Đến dự lễ bế mạc có Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Hồng Minh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung.

Hội thi thiết bị đào tạo tự làm: Có tính ứng dụng và thực tiễn hiệu quả58 địa phương tham gia hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc

Trao giải Nhất cho đoàn Hà Nội

Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI được đánh giá cao về chất lượng, phong phú về nhóm nghề đào tạo và đa dạng về thể loại thiết bị...

Theo đánh giá của ban tổ chức, ngoài việc nâng cao tính sư phạm, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, các tác giả, nhóm tác giả dự thi quan tâm đến tính thẩm mỹ và kinh tế của thiết bị, do vậy nhiều thiết bị dự thi có kết cấu, hình thức đẹp, giá thành rẻ hơn so với giá của những thiết bị bán ngoài thị trường. Nhiều thiết bị thể hiện xu hướng tích hợp các thiết bị, các mô hình và có thể kết hợp sử dụng cho nhiều nghề trên một thiết bị hay mô hình, đây là xu thế phát triển thiết bị đào tạo trên thế giới.

Các tác giả, nhóm tác giả cũng thể hiện tính chuyên nghiệp trong thiết kế và sản xuất thiết bị thông qua các ý tưởng thiết kế và sự chi tiết, cẩn trọng trong thuyết minh, hướng dẫn sử dụng thiết bị. Có nhiều thiết bị tham dự hội thi được đánh giá đạt tiêu chuẩn của một sản phẩm thương mại có thể sản xuất đại trà, bán ra thị trường.

Các thiết bị được chấm điểm theo 4 tiêu chí: tính sư phạm; tính khoa học kỹ thuật, sáng tạo; tính ứng dụng và kỹ năng trình bày. Kết quả, có 150 thiết bị đạt giải cá nhân, gồm 30 giải nhất, 45 giải nhì, 75 giải ba. Về giải toàn đoàn, có 9 đoàn đạt giải tập thể, gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì và 6 giải ba; trong đó, giải Nhất toàn đoàn thuộc về Hà Nội.

Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII sẽ được tổ chức vào năm 2022 tại TP. Vũng Tàu.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính sách tốt để giữ chân người tài

Từ thuở bình minh của lịch sử, các triều đại đầu tiên xây dựng quốc gia độc lập đều mong mỏi, khao khát nhân tài. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà việc tiến hành lựa chọn nhân tài ra giúp nước được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngày nay, việc trọng dụng nhân tài luôn đặt lên hàng đầu.

Chính sách tốt để giữ chân người tài
Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 vào tối 22/12, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong và lãnh đạo tỉnh Điện Biên đã trao cờ đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025 cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

TIN MỚI

Return to top