ClockThứ Tư, 02/11/2016 13:46

Đào tạo giáo viên thời hội nhập

TTH - Khoa Toán, Trường đại học (ĐH) Sư phạm Huế là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện chương trình giảng dạy các môn chuyên ngành cho sinh viên bằng tiếng Anh.

Đổi mới chương trình

Tham dự tiết thực hành dạy học toán tại Trường ĐH Sư phạm Huế, điều khiến chúng tôi ấn tượng là khả năng tiếng Anh của sinh viên. Kiến thức chuyên ngành toán được các sinh viên thực tập giảng dạy tại lớp bằng tiếng Anh.

Một tiết học tại khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm do TS. Nguyễn Đăng Minh Phúc đứng lớp

So với lớp toán thông thường, lớp toán bằng tiếng Anh sôi nổi hơn với khả năng tương tác liên tục từ sinh viên và giảng viên. Giảng viên xây dựng chương trình giảng dạy theo hướng để học sinh phát huy vai trò làm chủ.

Lê Văn Luân, sinh viên năm cuối lớp toán 4T, chia sẻ: “Mới đầu còn bỡ ngỡ, bây giờ em tự nhận thấy mình tiến bộ hơn rất nhiều. Chương trình dạy toán bằng tiếng Anh có thuận lợi là trên mạng có nhiều tài liệu phong phú, sinh viên được hòa nhập vào guồng máy có tinh thần tự học cao, theo phương pháp hội nhập”.

Lớp học toán bằng tiếng Anh đầu tiên được mở vào năm học 2012 – 2013 dựa trên đề án TRIG, với mục tiêu đào tạo một số giáo viên toán có thể giảng dạy bằng tiếng Anh, phát hiện và bồi dưỡng một số sinh viên có năng lực để gửi đào tạo ở nước ngoài nhằm bổ sung đội ngũ các nhà toán học Việt Nam. Mỗi năm, Khoa Toán tuyển một lớp đặc biệt 30 sinh viên, dựa vào nguyện vọng của người học và điểm đầu vào 3 môn toán - lý  - hóa hoặc toán – lý – ngoại ngữ; ưu tiên trong quá trình tuyển chọn là chứng chỉ tiếng Anh và được kiểm tra trước khi chính thức vào học.

Chương trình được Khoa Toán xây dựng theo chuẩn nước ngoài, phù hợp với điều kiện Việt Nam; cử giáo viên ra nước ngoài học tập, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch dạy học hợp lý. Ngoại trừ các môn cơ bản bắt buộc dạy theo chương trình tiếng Việt, hầu hết các học phần còn lại, sinh viên đều được học tập và tương tác bằng tiếng Anh, mức độ tăng dần cho đến năm cuối để sinh viên đều hoàn thiện khả năng nghe nói, dạy học bằng tiếng Anh và chuẩn về nghiệp vụ sư phạm, chuyên môn.

TS. Trần Kiêm Minh, Trưởng Khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm chia sẻ, khi mới bắt đầu triển khai, nhiều người nghi ngại đội ngũ giảng viên và chương trình khó đáp ứng. Hiện tại Khoa Toán có 32 cán bộ, trong đó có 7 phó giáo sư và 8 tiến sĩ, những người tham gia giảng dạy lớp toán bằng tiếng Anh đều được tiếp xúc với môi trường giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới, có khả năng ngoại ngữ ngữ tốt. Đồng thời, chương trình mà khoa xây dựng được ĐH Huế và Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) xét duyệt đánh giá cao.

Ông Minh cho rằng, thị trường việc làm những năm qua là vấn đề làm đau đầu cả xã hội. Với ngành sư phạm, bức tranh sinh viên ra trường khó có việc làm trở nên ảm đạm những năm gần đây. Việc đề ra mô hình dạy học bằng tiếng Anh không chỉ nâng cao chất lượng đầu ra, cải thiện khả năng tiếng Anh cho sinh viên mà còn là cơ hội để sinh viên cạnh tranh thực sự với các nước khi Việt Nam đã hội nhập vào Cộng đồng Kinh tế, Văn hóa Asean. “Trong 17 sinh viên khóa đầu tiên ra trường, có 10 sinh viên có việc làm tốt sau 3 tháng. Đặc biệt, có một sinh viên được nhận học bổng học thạc sĩ ở Ý, 4 sinh viên được các trường quốc tế và chất lượng cao nhận vào giảng dạy bằng tiếng Anh với mức lương cao”, ông Minh nói.

Nhân rộng nhưng phải chú trọng chất lượng

TS. Lê Anh Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm cho biết, năm học 2016 – 2017,  trường tiếp tục triển khai chương trình dạy bằng tiếng Anh thử nghiệm ở các ngành hóa, sinh, tin học, dự kiến năm tiếp theo là giáo dục tiểu học và tiếp tục nhân rộng qua các năm.

Các chuyên gia giáo dục nhìn nhận, dạy học bằng tiếng Anh là chủ trương đúng và phù hợp với xu thế phát triển giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới. Việc nhân rộng mô hình này tại Huế là một hướng đi đáng khích lệ, nhưng phải có lộ trình, bước đi vững chắc để Huế nói riêng và Việt Nam nói chung có thể đào tạo giáo viên dạy học bằng tiếng Anh có thương hiệu.

Lê Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Luật Nhà giáo & sự mong chờ của giáo viên

Dự thảo Luật Nhà giáo với những chính sách mới, đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo nhận được sự quan tâm của đông đảo giáo viên. Những chính sách tốt hơn dành cho nhà giáo là động lực để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề.

Luật Nhà giáo  sự mong chờ của giáo viên
Chính sách tốt để giữ chân người tài

Từ thuở bình minh của lịch sử, các triều đại đầu tiên xây dựng quốc gia độc lập đều mong mỏi, khao khát nhân tài. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà việc tiến hành lựa chọn nhân tài ra giúp nước được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngày nay, việc trọng dụng nhân tài luôn đặt lên hàng đầu.

Chính sách tốt để giữ chân người tài
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

TIN MỚI

Return to top