ClockThứ Bảy, 27/03/2021 09:56

Đến miền Trung để hòa vào “Miền di sản diệu kỳ"

TTH.VN - Với cái “bắt tay” thật chặt của bốn địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Bình, du khách sẽ có những trải nghiệm “diệu kỳ” khi về với miền di sản bằng tour trọn gói hấp dẫn.

Mỗi lái xe taxi phải là một đại sứ du lịchKý ức về những ngày quê hương giải phóngNhiều quốc gia EU ủng hộ triển khai “hộ chiếu vaccine”Sớm đưa cụm di tích Hổ Quyền - Voi Ré vào khai thác phục vụ du lịch“Bình minh trở lại cho du lịch Huế”Du lịch trải nghiệm, hướng đi giữa đại dịch

Du khách đến Huế và khám phá di sản bằng xích lô

“Miền di sản diệu kỳ”

Nhằm thu hút, tăng trưởng lượng khách du lịch quay trở lại khu vực miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng trong thời gian tới, tối 26/3, tại TP. Đà Nẵng, ngành du lịch bốn địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình tổ chức giới thiệu tour du lịch mới, với chủ đề “Miền di sản diệu kỳ” (Amazing Central Heritage).

Theo Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, chương trình như một thông điệp gửi đến với du khách rằng: “Hãy đến dãy đất miền Trung trong thời gian tới, du khách sẽ được khám phá một di sản cổ kính, trầm mặc, nhưng là trải nghiệm hoàn toàn mới. Đặc biệt, với sự hợp tác của doanh nghiệp các địa phương, đã cùng xây dựng một tour khám phá di sản tại bốn địa phương 4 ngày 3 đêm, lưu trú tiêu chuẩn 4-5 sao, nhưng chỉ có giá trọn gói 4,09 triệu đồng”.

Đây là chương trình độc đáo với giá hấp dẫn mà chương trình “Miền di sản diệu kỳ” dành tặng du khách áp dụng từ 28/3 đến 28/4/2021. Đặc biệt 1.000 khách du lịch đầu tiên tham dự chương trình này sẽ được nhận một trong các ưu đãi, như miễn phí vé cáp treo tham quan Khu du lịch Sun World Bà Nà Hills, vé vui chơi All in One tại Asia Park; trải nghiệm du ngoạn trên Tàu Rồng sông Hàn …

Hiện chương trình đang nhận được sự tham gia, hưởng ứng của hơn 300 doanh nghiệp du lịch từ hàng không, lữ hành, khách sạn, nhà hàng, mua sắm, đơn vị vận chuyển, tàu du lịch với mức giảm giá sâu từ 10 - 50% hoặc tặng kèm một số dịch vụ.

Bên cạnh đó, các đơn vị còn xây dựng rất nhiều các gói dịch vụ hấp dẫn có giá trị và chất lượng đảm bảo đáp ứng theo nhu cầu đa dạng của du khách để khám phá nhiều “điều diệu kỳ” nhất khi đến miền Trung, từ ẩm thực, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khám phá văn hóa, sinh thái, ưu đãi về du lịch MICE và GOLF... Cụ thể, các nhà hàng tham gia chương trình ở các địa phương sẽ ưu đãi giảm từ 10 - 30%; các khách sạn, resort lớn của bốn địa phương đều có các gói dịch vụ nghỉ dưỡng hấp dẫn, khuyến mãi giảm 10 - 50% giá phòng lưu trú; 200 đơn vị đăng ký tham gia chương trình như các gói nghỉ dưỡng ở 3 đêm tặng 1 đêm; các gói quà tặng đi kèm chăm sóc sức khỏe...

Ông Trần Hữu Thùy Giang, Phó Giám đốc Sở Du lịch thông tin, riêng tại Thừa Thiên Huế sẽ giảm 50% phí tham quan cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành đưa khách đến tham quan, tìm hiểu tại các điểm đến thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế; giảm 60% phí vào tham quan khu lưu niệm Lê Bá Đảng; Khu Suối khoáng nóng Alba Thanh Tân giảm tới 50% giá vé nếu khách đặt combo kèm ăn, thời gian, từ 1/3 đến 28/8; Khu Karawa Mỹ An Onsen giảm 40% giá cho các gói dịch vụ nghỉ dưỡng kết hợp trị liệu từ 30/4 đến 31/5/2021…

Ngoài giảm 50% giá vé tham quan, di sản Huế định kỳ tổ chức các chương trình, hoạt động để thu hút khách

“Bắt tay” cùng nhau vượt khó

Đại diện ngành du lịch bốn địa phương kỳ vọng, “Miền di sản diệu kỳ” sẽ mang lại sự tươi mới trong các sản phẩm du lịch, khôi phục lại thị trường du lịch miền Trung vốn bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19. Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu triển khai “hộ chiếu vaccine” du lịch, cùng với đó, hoạt động kinh tế xã hội của các tỉnh, thành phố đã ổn định trở lại thì việc triển khai các chương trình thu hút khách, tạo ra các giá trị độc đáo, mới mẻ, tăng trải nghiệm cuộc sống... là điều cần thiết; chủ động giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch sôi động của bốn địa phương, qua đó thu hút khách là tiền đề để ngành du lịch sớm khôi phục, thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch mong muốn, trước mục tiêu vừa chống dịch hiệu quả, vừa duy trì, thu hút khách du lịch trong trạng thái bình thường mới rất cần có sự vào cuộc, vượt khó, sự hợp tác chặt chẽ của các địa phương, các doanh nghiệp. Cái “bắt tay” đã chặt, với phương châm liên kết, hành động và phát triển, các doanh nghiệp, địa phương cần phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa để có những giải pháp hay, hiệu quả, cùng nhau phục hồi lại ngành du lịch trong thời gian sớm nhất.

“Năm 2021 xác định khách nội địa vẫn là dòng khách chính, song yêu cầu đặt ra là chủ động để đón khách quốc tế khi cho phép. Để đón đầu dòng khách quốc tế sẽ trở lại, các doanh nghiệp cả bốn địa phương cần cơ cấu lại sản phẩm, phù hợp với nhu cầu. Có những giải pháp mới thích ứng với từng hoàn cảnh, chủ động quảng bá đến các thị trường bằng ứng dụng công nghệ số”, ông Nguyễn Trùng Khánh yêu cầu.

Trong khi đó, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, sự liên kết bốn địa phương là liên kết tiên phong trong phục hồi du lịch cả nước. Sẽ có những khó khăn, nhưng đó là sự tiên phong cần có, được ghi nhận để các khu vực, địa phương khác trong cả nước học hỏi, rút kinh nghiệm.

Lãnh đạo ngành du lịch bốn địa phương mong muốn các đơn vị tham gia liên kết, triển khai tour “Miền di sản diệu kỳ” cam kết giữ chất lượng, các ưu đãi. Bên cạnh đó, không được chủ quan mà tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch bệnh cao nhất.

Ông Trần Hữu Thùy Giang cho biết, để đảm bảo chất lượng chương trình, ngành du lịch từng địa phương sẽ phối hợp với Hiệp hội Du lịch tăng cường giám sát và sẽ lấy các ý kiến của du khách sau khi tham gia trải nghiệm các gói dịch vụ du lịch để hoàn thiện chương trình và kiểm tra việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp tham gia chương trình.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến sự hài lòng của du khách

Kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, dự báo lượng khách du lịch đến Huế sẽ tăng cao. Để quảng bá, kích cầu, thu hút khách và đẩy mạnh phát triển du lịch, ngành du lịch Cố đô tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch.

Hướng đến sự hài lòng của du khách
Thu hút khách từ “lá phổi xanh” Thủy Biều

Thủy Biều có hơn 200ha diện tích vườn với hàng chục ngôi nhà vườn, nhà rường cổ và nhiều khu du lịch, homestay kinh doanh dịch vụ du lịch. Cuối tháng 12/2024 UBND TP. Huế (cũ) đã phê duyệt đề án “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng tại khu vực phường Thủy Biều, thành phố Huế”.

Thu hút khách từ “lá phổi xanh” Thủy Biều
Khởi động mùa du lịch năm 2025

Bước sang năm 2025, Huế sôi động với hàng loạt hoạt động du lịch hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia. Một trong những mục tiêu quan trọng là thu hút lượng khách, tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách.

Khởi động mùa du lịch năm 2025
Đón chuyến bay và những du khách đầu tiên đến TP. Huế năm 2025

Sáng 1/1, Sở Du lịch TP. Huế chủ trì, phối hợp với Cảng vụ Hàng không miền Trung tại Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Phú Bài, Cảng HKQT Phú Bài và Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tại Huế, Pacific Airlines tổ chức chương trình chào mừng chuyến bay và những du khách đầu tiên đến TP. Huế năm 2025. Đến dự chương trình có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đón chuyến bay và những du khách đầu tiên đến TP Huế năm 2025
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top