ClockChủ Nhật, 14/08/2011 11:36

Về Huế gặp “Vua thêu thùa”

TTH - Là người hiện giữ kỷ lục Guinness Việt Nam về bức tranh thêu “Cáo tật thị chúng”, ở tuổi 83, nghệ nhân Lê Văn Kinh được xem là thợ thêu tranh hàng đầu xứ Huế, được Nhà nước phong tặng là “Nghệ nhân dân gian”, các chuyên gia UNESCO gọi là “Báu vật nhân văn sống”.

Tâm huyết cả đời người

Nghệ nhân Lê Văn Kinh sinh ra tại xã Quốc Đông – huyện Thường Tín – tỉnh Hà Đông (cũ) nay thuộc TP Hà Nội (đây cũng là quê hương của ông tổ nghề thêu Lê Công Hành). Thân sinh của ông Kinh là một thợ thêu có tiếng dưới triều vua Khải Định, từng được triều đình nhà Nguyễn phong tặng Hàn lâm viện nhờ thêu áo mừng sinh nhật 40 tuổi của vua Khải Định.


Nghệ nhân Lê Văn Kinh với tác phẩm Bát Nhã Tâm Kinh.

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống thêu lâu đời nên niềm đam mê nghệ thuật với tranh thêu đã có trong ông từ thuở còn nhỏ. Tác phẩm đầu tay “Tùng Hạc” (hai con hạc đậu trên một nhánh tùng) được thực hiện khi ông chỉ mới 10 tuổi với những đường nét tinh xảo hiếm thấy đã khiến cho bạn bè và gia đình hết sức kinh ngạc. Thấy được khả năng ấy, ông đã được bố truyền dạy nghề tranh thêu một cách bài bản hơn. Cậu bé Kinh thích thú say mê học tập và ngày càng tiến bộ rõ rệt. Đến năm 20 tuổi, ông đã được bố truyền lại cửa hàng thêu của gia đình, cửa hàng này đều do một tay ông tiếp quản, tiếng tăm cửa hàng của ông thì không một người đam mê tranh thêu nào ở Huế mà không biết và xem đó là địa chỉ tin cậy mỗi khi đến đặt mua hàng.

Nghề thêu tay thủ công truyền thống có 4 ngành riêng biệt là: Trang trí nội thất; y môn, quần, bàn; thêu theo lối mới; thêu ren xuất khẩu. Cả bốn ngành ông đều thông thạo và đạt đến trình độ điêu luyện. Những năm trở lại đây, nhận thấy thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng ngày càng cao, ông đã thử sức vào một ngành thêu khác: Nghệ thuật thêu thủ pháp và bước đầu ông đã xây dựng thương hiệu của mình, đến nay khách hàng của ông không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài, chuyện ông nhận được các đơn đặt hàng ở: Mỹ, Trung Quốc, Canađa... là chuyện bình thường.

Gần đây, khi bài thơ “Cáo tật thị chúng” mà ông thêu được ghi vào sách kỷ lục Guinness Việt Nam thì danh tiếng nghệ nhân Lê Văn Kinh ngày càng vươn xa hơn, và người ta gọi ông là “Vua tranh thêu Cố đô”. Nghệ nhân Lê Văn Kinh còn cho biết, ông vừa thêu xong bộ sách “Bát Nhã Mật Đa Tâm Kinh”. Bộ sách gồm hai bản chữ Việt và chữ Hán. Đây là bộ sách mà ông tâm đắc nhất được thêu hơn 8 năm mới xong và coi nó như là báu vật quý giá trong quá trình sáng tác của mình.

Không chỉ là một nghệ nhân thêu nổi tiếng bậc nhất Kinh kỳ, nghệ nhân Lê Văn Kinh còn là thầy dạy thêu của các học viên đến từ khắp các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế…

Trăn trở với nghề

Ngày 14/5/2010, Đài Truyền hình NHK - Japan do bà Yoko KoBayashi làm giám đốc có sang quay phim, chụp hình tại quầy tranh với mục đích học hỏi nghệ thuật thêu truyền thống của Việt Nam. Đoàn làm phim đánh giá rất cao nghệ thuật thêu tranh cũng như tay nghề của các nghệ nhân”.
Dù đã bước sang cái tuổi “xưa nay hiếm” và đạt được những thành công đáng mơ ước với nghề nghiệp trong cả cuộc đời mình, thế nhưng nghệ nhân Lê Văn Kinh vẫn còn nhiều nỗi băn khoăn. Khi tôi hỏi: “Hiện nay còn nhiều người thêu được như ông?”, ông bỗng đăm chiêu. “Nghệ thuật tranh thêu xứ Huế hiện nay hầu như không còn nguyên vẹn, nhiều nơi còn biến tướng một cách hiện đại nhanh quá...”, ông nói. Theo lời nghệ nhân, thì tranh thêu ngày trước hoàn toàn do một người thực hiện từ khâu đầu tiên đến cuối cùng nên tranh không chỉ đẹp mà chứa đựng tâm hồn người thêu, hồn tranh. Còn bây giờ tranh thêu phần lớn được sản xuất theo kiểu công nghiệp. Họa sĩ được thuê vẽ tranh sau đó thợ thêu chỉ việc theo nét mực mà thêu, miễn sao nhanh là được, thế nên nó không còn có được cái thần của người thêu nữa.
 
Lý giải cho sự việc trên, người nghệ nhân già buồn buồn nói: “Cũng phải thôi, trong thời buổi cơm áo gạo tiền hiện nay đã đè quá nặng lên sức sáng tạo của người nghệ nhân. Họ phải làm một cách gấp gáp, cẩu thả để có nhiều sản phẩm được bán. Ai mà còn giành cả tuần chỉ để thêu một bức khoảng một mét vuông, tiền đâu mà nuôi gia đình...”. Ông cũng nói, nếu muốn duy trì được sự tinh xảo vốn có trong dòng tranh thêu truyền thống xứ Huế, thì các ngành liên quan cần chú ý đào tạo nguồn nhân lực trẻ, quảng bá sản phẩm, khôi phục các làng nghề một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nữa. Ông quả quyết, riêng bản thân mình còn khỏe ngày nào sẽ giúp đỡ lớp trẻ ngày ấy, ông không làm được nữa thì con ông sẽ làm.

Chia tay ông, tôi vẫn nhớ mãi ánh mắt của một nghệ nhân già đã cống hiến gần cả cuộc đời mình cho nghệ thuật tranh thêu đất Kinh kỳ, tạo nên một thương hiệu độc đáo không ai không biết đến về tranh thêu mỗi khi nhắc đến Cố đô Huế.

Theo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

TIN MỚI

Return to top