ClockThứ Năm, 29/11/2012 14:14

Cổ vật của ông Hội

TTH - Từ lâu, Huế được xem là cái nôi của cổ vật với nhiều loại cổ vật quý hiếm là đồ ký kiểu, đồ đồng, đồ cẩn, đồ gỗ… được giới sưu tập cổ vật cả nước gọi chung là đồ Huế. Những năm trước đây, tình trạng chảy máu cổ vật Huế đã xảy ra, những nhà sưu tập cổ vật của Huế đã phải cất công đi các nơi để mua lại, mang về cho Huế. Một trong những nhà sưu tập đó là ông Lê Hội...

Là hậu duệ của cụ Lê Sỹ, một vị quan nhất phẩm triều Tự Đức, nhà sưu tập cổ vật Lê Hội thừa hưởng được những kiến thức và niềm đam mê lịch sử của gia đình. Sau khi trải qua nhiều thú chơi tiêu khiển từ chơi chim cảnh, chơi gà chọi, chơi cây cảnh… chợt một ngày, ông Hội nhận ra rằng, chỉ có chơi cổ vật mới thỏa được niềm đam mê; bởi theo ông, đằng sau một món đồ cổ là bóng hình xứ sở, là câu chuyện lịch sử và chơi đồ cổ còn là thú chơi để trau dồi kiến thức lịch sử văn hóa mà ông được thừa hưởng từ truyền thống gia đình. Sưu tập đồ cổ và xem những cổ vật giống như người bạn; hơn 10 năm qua, nhà sưu tập cổ vật Lê Hội lặng lẽ và bền bỉ theo đuổi niềm đam mê cổ vật của mình. Để có được một bộ sưu tập đồ cổ lớn nhất nhì ở Huế, ông Hội đã có một cuộc hành trình dài theo dấu những đồ cổ thuộc loại “độc nhất vô nhị”. Như chiếc ché rượu thời Khang Hy được nhà sưu tập Vương Hồng Sển đánh giá là: ở Huế chỉ có một đôi ché và bây giờ chỉ còn một chiếc. Chiếc ché rượu này tương truyền được dùng trong những đám rước dâu của các công chúa thời xưa. Một cổ vật có giá trị khác nữa mà ông Hội rất quý đó là bức hoành phi đề 4 chữ “ Công Gia Y Bát” mà các giá trị về điêu khắc, thếp vàng được đánh giá đã đạt đến đỉnh cao của độ tinh xảo…

Trong nhiều thú chơi văn hóa của người Việt, thì chơi đồ cổ được xếp vào hàng tao nhã bậc nhất. Huế là kinh đô của cả nước trong các triều đại Chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Chính từ đặc điểm lịch sử này mà Huế ngày nay được xem là cái nôi của cổ vật và kiến thức sưu tầm cổ vật của những người chơi đồ cổ ở Huế cũng được xếp vào hàng đầu cả nước.

Nhưng nói đến bộ sưu tập cổ vật của nhà sưu tập Lê Hội, giới chơi đồ cổ ở Huế nói riêng và giới chơi đồ cổ Việt Nam đều đánh giá cao bộ sưu tập đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài và Chúa Nguyễn xứ Đàng Trong thế kỷ XVIII của ông. Với hàng chục chiếc đĩa, tô, bình chén trà, ống đựng tranh… xanh - trắng đồ sứ ký kiểu thế kỷ XVIII, ông Hội rất tâm đắc với những cổ vật mà mình đã sưu tập được. Do hoàn cảnh lịch sử, khi vua Quang Trung tiến quân ra Bắc đánh Thanh, dẹp Trịnh, đã có rất nhiều chiến lợi phẩm từ trong cung vua phủ chúa được quân Tây Sơn mang về Huế. Câu chuyện về việc xác định nguồn gốc của những đồ sứ ký kiểu thế kỷ XVIII là một câu chuyện dài mà nói theo lời của nhà sưu tập Lê Hội là “nói cả ngày không hết”. Trong gia tài đồ cổ của ông Hội, ông rất quý chiếc tô đôi rồng 5 móng được giới chơi cổ vật Việt Nam kết luận là chiếc tô mà chúa Trịnh Sâm đã từng dùng, hay chiếc đĩa cổ với những hoa văn khóa lồng giống như những hoa văn trong kiến trúc chùa Tây Phương nổi tiếng ở Hà Nội…

Theo nhà sưu tập Lê Hội thì “Để luận về một món đồ cổ, những người có kiến thức về thú chơi tao nhã mà uyên thâm này phải dựa trên các yếu tố như men cốt, hoa văn, họa tiết, kiểu dáng... Như những chiếc đĩa, tô của Đàng Ngoài thời Lê - Trịnh và của Đàng Trong thời Chúa Nguyễn, tuy cùng một niên đại nhưng kiểu dáng lại không giống nhau. Cũng do hoàn cảnh lịch sử của thời kỳ này mà những cổ vật của Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn hay của Tây Sơn đều có hiệu đề nhưng những cổ vật của Vua Lê lại không có hiệu đề. Đây cũng là một nét thú vị của thú chơi đồ cổ khi đã có nhiều cuộc tranh luận chung quanh những đồ sứ ký kiểu được cho là của Vua Lê đã xảy ra trong giới chơi đồ cổ cả nước và đến nay vẫn chưa có hồi kết. Tuy nhiên, một đặc điểm cơ bản của đồ sứ ký kiểu Vua Lê là họa tiết rồng 5 móng đặc trưng của Việt Nam...”

Hai món cổ vật ông Lê Hội đang sở hữu

Phi Tân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

TIN MỚI

Return to top