ClockThứ Năm, 21/03/2013 05:37

Chốn trời đất giao hòa

TTH - Lăng Gia Long nằm ở làng Định Môn (Hương Thọ, Hương Trà), bên dòng Tả Trạch - một hợp lưu của sông Hương. Từ Kinh thành Huế, đây là điểm lăng có vị trí xa nhất. Lăng được xây dựng năm 1814-1820, gồm 8 khu lăng mộ của nhà vua, các hoàng hậu và họ hàng quyến thuộc của vua Gia Long. Toàn bộ khu lăng là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Đại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và được dùng để gọi tên chung cho cả quần sơn này. Theo sử cũ, chính thầy địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người tìm thế đất này.

Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực. Phần chính giữa là khu lăng mộ của vua Gia Long và chính phi. Qua khỏi sân chầu với các hàng tượng đá uy nghiêm và 7 cấp sân tế là Bửu Thành ở đỉnh đồi - nơi vua Gia Long và chính phi Thừa Thiên Cao Hoàng hậu được song táng. Bên phải khu lăng là khu vực tẩm điện với điện Minh Thành là trung tâm. Trong điện có thờ nhiều kỷ vật gắn bó với cuộc đời của vua Gia Long như cân đai, mũ, yên ngựa, nay không còn. Bên trái khu lăng là Bi Đình, nay chỉ còn một tấm bia lớn ghi bài văn bia “Thánh đức thần công” của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha, được chạm khắc tinh tế.

Cảnh sắc quanh lăng

Từ Kinh thành Huế đến lăng Gia Long, du khách có thể ngược thuyền theo sông Hương (khoảng 18km), hoặc linh động bằng xe máy, xe đạp (chừng 16km) rồi qua bến đò Kim Ngọc. Mỗi ngả đường đều cho du khách những trải nghiệm thú vị riêng. Nếu theo đường sông, du khách sẽ được thả hồn theo sông nước Hương giang, ngắm cảnh chùa Thiên Mụ, Văn Miếu hay núi Ngọc Trản… Nếu là đường bộ, du khách lại được đi giữa những đường làng bình yên của 2 xã Thuỷ Bằng (Hương Thủy) và Hương Thọ (Hương Trà) với những vườn cây trái xum xuê, trù mật. Dọc bãi bồi ven sông là một màu non tươi của ngô và các loại đậu. Sâu vào trong làng là những vườn thanh trà, bưởi. Vào mùa chớm hạ, hương bưởi, hương thanh trà và thoang thoảng hương xoan đưa đến cho du khách cảm giác thư thái sau quãng đường xa.

Đoàn khách đến từ Tây Ninh đang vào thăm lăng Gia Long

Trong những năm qua, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã triển khai nhiều dự án trùng tu lăng Gia Long, gồm: phục hồi điện Minh Thành, phục hồi nhà Đông vu, Tây vu, tu bổ mộ vua - hoàng hậu và la thành, kè bờ hồ, trụ biểu chính, đầu tư hệ thống hạ tầng như làm đường, lưới điện, nạo vét thủy hệ nối với sông Hương, khuôn viên, các bậc cấp dẫn lên lăng, bia đá, nhà bia, đường dẫn và cổng tam quan của khu vực điện Minh Thành… Hiện nay, Trung tâm đang thực hiện dự án phục hồi, tu bổ và tôn tạo điện Gia Thành - nơi thờ Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, mẹ vua Minh Mạng. Các dự án trùng tu tại lăng Gia Long đã và đang được thực hiện theo hướng kết hợp xây dựng hạ tầng và dịch vụ, từng bước tôn tạo lăng thành khu vực du lịch văn hóa sinh thái hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

Hiện nay, số lượng du khách đến lăng Gia Long đang ngày càng được cải thiện đáng kể. Đa phần du khách vượt dặm xa xôi là những người ưa phiêu lưu và ưa tìm về nơi trời đất giao hoà mà hiếm điểm lăng tẩm khác trong quần thể di tích Cố đô Huế có được.

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

TIN MỚI

Return to top