ClockChủ Nhật, 04/12/2022 13:05

“STRING ART” - tranh đinh chỉ nghệ thuật

TTH - Tình cờ lướt một vòng Facebook, tôi bắt gặp những hình ảnh mà chị Lê Thị Hồng Nhung (xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc) chia sẻ trên trang cá nhân với rất nhiều bức tranh độc đáo và lạ mắt. Hỏi ra mới biết, đây là tranh đinh chỉ - một loại tranh nghệ thuật mới vừa du nhập vào Việt Nam.

Giới thiệu 46 bức tranh của họa sĩ Lê Văn Nhường18 mùa nhớ Trịnh Công Sơn

"String art" có tính ứng dụng cao trong trang trí nhà cửa

Đẹp - lạ

Tranh đinh chỉ hay còn gọi là “String art” - bộ môn nghệ thuật mới đang dần phổ biến ở Việt Nam, các tác phẩm sẽ được tạo nên chỉ từ đinh và chỉ. Đây là bộ môn đầy sáng tạo, đòi hòi sự kiên nhẫn để tạo ra một sản phẩm độc đáo và cuốn hút.

Chị Lê Thị Hồng Nhung chia sẻ: “Từ những vật dụng đơn giản như tấm gỗ, những chiếc đinh nhỏ, búa, những sợi len, sợi chỉ màu đã tạo ra những bức tranh lạ mắt đầy sáng tạo bởi những sợi dây quấn quanh hệ thống đinh. Sự pha trộn màu sắc giữa các sợi chỉ và sự tinh tế của người sáng tác đã cho ra đời những bức tranh đinh chỉ nghệ thuật”.

Quá trình tạo nên một bức tranh đinh chỉ tốn khá nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn, như: vẽ phác thảo trên giấy; tính khoảng cách giữa các điểm đinh cho phù hợp và đóng đinh đều với các khoảng cách bằng nhau; đan chỉ, căn chỉnh các lớp màu và cân đối hướng, cách thức đan. “String art” có thể kết hợp đa dạng các loại vật liệu, như: gỗ, đồng, thép, sợi các loại để tạo ra một bức tranh tùy theo nhu cầu và sở thích của mỗi người.

Tranh đinh chỉ đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam

Mỗi lần làm xong một bức tranh, chị Nhung thường đăng tải lên trang Facebook cá nhân để chia sẻ với bạn bè và nhận được nhiều bình luận tích cực. Nhiều người tỏ ra hứng thú và mong muốn được chị Nhung chia sẻ cách làm. Đến nay, chị Nhung đã tiếp cận với “String art” được 1 năm và đã làm hơn 40 bức tranh to nhỏ khác nhau, từ đồng hồ, con vật, hoa cỏ… Chị Nhung cho biết, chị vẫn đang tìm tòi để có thể tạo ra những bức tranh chân dung con người.

“Hiện tại, tranh đinh chỉ vẫn là một bộ môn kén người chơi, bởi bộ môn này đòi hỏi người làm tranh phải thật kiên nhẫn, sáng tạo và tốn khá nhiều thời gian để tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm. Nhưng nếu ai đã quen và tìm ra được công thức thì bộ môn này vô cùng thú vị và cuốn hút”, chị Nhung cho hay.

Kiên nhẫn và chuẩn xác

Chị Nhung kể: “Mình có sở thích làm những món quà handmade, tình cờ biết được về bộ môn “string art” và cũng tập tành làm thử. Lúc đầu khá khó khăn và nản chí do chưa biết cách điều hướng dây đan sao cho đều và đẹp, cũng như chưa đo, đếm chính xác những chiếc đinh trên khuôn nên khi phác thảo hình một đường, lúc làm ra lại là một hình khác. Tuy vậy, có lúc mình dành cả một ngày chỉ để sửa lại cũng như tìm tòi cách làm tranh trên các trang hội, nhóm để làm sao điều dây đúng hướng, cũng như đóng đinh đúng vị trí để tạo ra một bức tranh hoàn thiện”.

Tranh đinh chỉ đòi hỏi người đan phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ

Quá trình làm tranh cũng phải thật cẩn thận và tỉ mỉ vì chỉ cần một đường nét sai thì bức tranh có thể sẽ không đẹp và không ra hình như phác thảo ban đầu. Tranh đinh chỉ có thể ứng dụng trong việc trưng bày, decor nhà cửa, làm quà tặng người thân. Thời gian để hoàn thiện một bức tranh đinh chỉ có thể là vài tiếng, nhưng có khi là vài tuần, thậm chí là cả tháng tùy độ phức tạp của tranh. Mỗi bức tranh làm ra có thể bán với giá từ 500.000 đến vài triệu đồng, thậm chí là hàng chục triệu đồng tùy hình dạng, kích thước.

“Hiện tại, mình đã chuyển vào TP. Hồ Chí Minh sinh sống và làm công việc nội trợ cùng chồng và 2 con nhỏ. Thời gian rảnh rỗi, mình thường mày mò thêm nhiều cách đan mới và đan thêm nhiều tranh với đa dạng màu sắc, mẫu mã, kích thước. Lúc đầu mình nghĩ là chỉ đan tranh để giải trí và “giết thời gian”, nhưng khi chia sẻ lên mạng xã hội, rất nhiều người thích thú và đặt mua. Tương lai có thể mình sẽ làm clip chia sẻ cách làm tranh hoặc bán tranh theo mẫu mã mà khách hàng yêu cầu”, chị Nhung cho biết thêm.

Hiện nay, tranh đinh chỉ cũng đã có bán sẵn trên một số sàn thương mại điện tử với nhiều hình thù đa dạng, với cách làm đơn giản và có hướng dẫn cách làm cho người mới tập đan. Tranh đinh chỉ không chỉ là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo, đây còn là bộ môn đòi hỏi sự kiên nhẫn, chuẩn xác cao. Tuy vậy, rất nhiều người hiện nay yêu thích “String art”, bởi chúng đem lại nhiều nguồn năng lượng tích cực, đặc biệt là đối với những ai có niềm đam mê với những món hàng handmade.

Bài: CHÂU THÁI - Ảnh: NVCC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên (HSV) Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), từ ngày 9/1-18/2, HSV và Đoàn Thanh niên Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025.

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Háo hức chờ… đếm ngược

Thời tiết đẹp, trời lạnh nhưng không mưa nên hàng ngàn người dân, du khách đã có mặt từ rất sớm để chờ đợi được hòa mình vào chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025. Sự háo hức của hàng ngàn khán giả hơn hẳn mọi năm bởi đây cũng là thời điểm họ sẽ đếm ngược đến giây phút Huế chính thức là thành phố trực thuộc Trung ương.

Háo hức chờ… đếm ngược
"Đại sư phụ" nghệ thuật nhà mồ

Người Cơ Tu tại huyện Nam Đông luôn tự hào về lớp nghệ nhân tài hoa, những người vẫn giữ ngọn lửa đam mê với nghề điêu khắc nhà mồ. Ông Phạm Xuân Tin (thôn 4, xã Thượng Long) được xem là “đại sư phụ” của nghệ thuật này.

Đại sư phụ nghệ thuật nhà mồ

TIN MỚI

Return to top