ClockThứ Năm, 05/09/2024 11:01

Tiếp nối truyền thống “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”

TTH - Ngày 5/9/1945, Chi đội Trần Cao Vân ra đời. Đây là tổ chức tiền thân của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh. Trong suốt 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT Thừa Thiên Huế vượt qua muôn vàn gian lao, thử thách để lập nên những chiến công hiển hách; góp phần xây dựng nên truyền thống “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”.

78 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành

 Hỏa lực B41 sẵn sàng tiêu diệt mục tiêu trong diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp tại Trung đoàn 6 năm 2023

Giàu truyền thống

Sinh ra và lớn lên trong phong trào cứu nước của toàn dân, ngay từ khi mới ra đời, LLVT Thừa Thiên Huế đã cùng với toàn dân chống thù trong giặc ngoài, làm nòng cốt trong việc bảo vệ Đảng, chính quyền và Nhân dân; thể hiện rõ bản chất của một đội quân cách mạng. Từ những ngày đầu còn non trẻ, với lòng khát khao độc lập, tự do, quyết tâm: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”; dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Tỉnh ủy, sự đùm bọc, yêu thương của các tầng lớp nhân dân, LLVT tỉnh cùng với toàn dân bước vào cuộc chiến đấu đầy cam go, nhưng rất đỗi tự hào…

Một trong những chiến công đầu tiên của Chi đội Trần Cao Vân là mai phục bắt 6 lính Pháp nhảy dù xuống Hiền Sĩ và 3 lính Pháp đổ bộ lên cửa Thuận An. Kế tiếp, khi tiếng súng kháng chiến toàn quốc vang lên, đêm 19/12/1946, cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Thừa Thiên Huế bắt đầu với 50 ngày đêm chiến đấu giữ thành phố vô cùng dũng cảm; để lại hình ảnh cao đẹp của anh vệ quốc quân vì Nhân dân quên mình. LLVT tỉnh càng được tôi luyện, trưởng thành trong khói lửa của chiến tranh, liên tục chiến đấu và chiến thắng.

Từ Chi đội Trần Cao Vân, LLVT tỉnh phát triển thành Trung đoàn chủ lực 101 danh tiếng trong  Đại đoàn 325. Không chỉ chiến đấu bảo vệ quê hương, Trung đoàn còn chi viện, phối hợp chiến đấu trên chiến trường Bình - Trị - Thiên, Trung và Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia. Ngoài các đơn vị chủ lực, LLVT tỉnh gồm 3 thứ quân của các huyện và thành phố Huế ngày một trưởng thành, tạo nên thế trận liên hoàn vững mạnh và rộng khắp.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, nhưng đất nước vẫn tạm bị chia cắt làm hai miền. Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế lại cùng với cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, LLVT tỉnh tiếp tục chiến đấu và trưởng thành, trở thành lực lượng nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc; từ đó, lần lượt đánh bại các cuộc chiến tranh chiến lược của địch trên chiến trường Thừa Thiên Huế, như: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”...

Cùng với bước phát triển của cách mạng ở miền Nam, LLVT tỉnh phát huy truyền thống quyết chiến, quyết thắng; hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và hỗ trợ đắc lực trong các phong trào cách mạng của quần chúng, biết dựa vào dân, được Nhân dân tin yêu, che chở, đùm bọc, nuôi dưỡng.

Những chiến công thầm lặng

Chiến tranh đã đi qua, nhưng hậu quả để lại hết sức nặng nề. LLVT tỉnh lại lên rừng, xuống biển cùng với Nhân dân tiếp tục kiến thiết xây dựng quê hương. Phát huy truyền thống vốn có, LLVT tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các lực lượng tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.

Trong thiên tai, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ của LLVT tỉnh bất chấp mọi hiểm nguy, gian khó, luôn có mặt ở những nơi khó khăn, nguy hiểm nhất. Đặc biệt, trong trận đại hồng thủy năm 1999, hình ảnh người lính xông pha giữa biển nước, chia sẻ với đồng bào từng thùng mì, cân gạo, giúp đỡ những gia đình bị nạn thoát khỏi dòng nước lũ đã để lại trong lòng Nhân dân những tình cảm chân thành, sâu sắc. Bên cạnh đó, còn nhiều tấm gương đã anh dũng hy sinh bảo vệ cuộc sống bình yên của Nhân dân. Hay trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19, cán bộ và chiến sĩ LLVT tỉnh lại tiếp tục xung phong vào thẳng tâm dịch giúp đỡ, bảo vệ người dân và cùng với tỉnh nhà giữ vững thế trận phòng chống dịch.

Kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng, vẻ vang của các thế hệ cha anh đi trước, LLVT Thừa Thiên Huế luôn phát huy vai trò nòng cốt trong phối hợp với các cấp, ngành và lực lượng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng… Những kết quả đó là minh chứng sinh động về bản chất truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.

Với những thành quả trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT tỉnh đã vinh dự đón nhận cờ luân lưu “Quyết chiến quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Những giá trị truyền thống mà các thế hệ cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh dày công gây dựng suốt 79 năm qua đã và đang trở thành sức mạnh tinh thần vô giá để mỗi tập thể và cá nhân tiếp bước trên con đường xây dựng LLVT tỉnh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với 8 chữ vàng: “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng giàu đẹp.

Bài, ảnh: Minh Nguyên - Quang Đạo
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

Ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức lễ gặp mặt cán bộ cao cấp Quân đội qua các thời kỳ nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/2024). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

TIN MỚI

Return to top