ClockThứ Sáu, 25/05/2018 19:22

Tranh luận sôi nổi về “khoảng lặng” tăng trưởng dựa vào dầu thô

TTH - Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách trong ngày 25/5 được Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, nhận định sôi nổi và có chất lượng. Trong 4 ý kiến tham gia tranh luận, có 2 ý kiến bày tỏ sự không đồng tình với quan điểm của một đại biểu về "khoảng lặng" tăng trưởng khi phải khai thác thêm dầu.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trangĐoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử triĐoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri phường Thủy DươngQuốc hội cần giám sát việc hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núiKhai mạc Phiên họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV

Quốc hội thảo luận về tình hình KT-XH và ngân sách nhà nước tại hội trường. Ảnh: Internet

Đầu phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) nhận định, năm 2017, kinh tế đã có bước tăng trưởng ngoạn mục (GDP tăng 6,81%, 12/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đặt ra). Quý I/2018, mức tăng trưởng tiếp tục duy trì ở mức cao nhất trong 10 năm vừa qua (đạt 7,38%). Thành tựu của năm 2017 thể hiện Chính phủ đã quyết tâm rất cao. Thủ tướng Chính phủ đã sát sao điều hành, chỉ đạo, kiên định trước những nghi ngờ tăng trưởng không đạt kế hoạch.

Đại biểu cũng lưu ý, nếu khai thác dầu thô không vượt kế hoạch đầu năm, thêm 1,29 triệu tấn thì không đạt mục tiêu tăng trưởng. Báo cáo của Chính phủ nêu, tăng trưởng đang giảm dần sự lệ thuộc vào khai thác tài nguyên dầu thô.

Tuy nhiên, 1 triệu tấn dầu thô đóng góp khoảng 0,2 đến 0,3 điểm tăng trưởng nên nếu không có 1,29 triệu tấn dầu tăng thêm thì tăng trưởng chỉ đạt mức 6,4 - 6,6%.

"Như vậy, tuy tăng trưởng vượt mục tiêu nhưng tăng trưởng từ nội lực sản xuất kinh doanh, nội lực của nền kinh tế không đạt như kỳ vọng, phải bù đắp từ khai thác thêm dầu. Đây là khoảng lặng của tăng trưởng năm 2017 cần phải được nhìn nhận". Đại biểu Hàm nhấn mạnh.

Tranh luận sau đó, đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định) bày tỏ đánh giá của đại biểu Hoàng Quang Hàm là chưa thỏa đáng đồng thời thắc mắc về nguồn gốc số liệu đại biểu nêu. Đại biểu Chiểu trích dẫn số liệu từ báo cáo số 198 của Chính phủ nêu rất rõ lượng dầu thô khai thác năm 2016 là 12,5 tr tấn; năm 2017, khai thác 15,557 ngàn tấn, tăng so với kế hoạch khoảng 20.000 tấn và hụt 1,643 ngàn tấn so với 2016. Do 1 triệu tấn dầu thô tương đương 0,25 điểm tăng trưởng nên so với 2016, nước ta tăng trưởng âm về dầu thô. Ngoài ra, sản lượng khai thác về than cũng đang hụt so với kế hoạch gần 2 triệu tấn.

"So với 2016, công nghiệp khai thác dầu, xi măng, than đều tăng trưởng âm. Điểm ấn tượng nhất đối với tôi trong điều hành của Chính phủ là từ trước đến nay, năm 2017 là năm đầu tiên tăng trưởng không dựa vào khai thác tài nguyên và khai khoáng". Đại biểu Trần Quang Chiểu bày tỏ quan điểm.

Giơ biển tranh luận, đại biểu Hoàng Quang Hàm lý giải số liệu về khai thác dầu thô nêu ra từ báo cáo 193 của Chính phủ ngày 16/5/2018 về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2017 và triển khai dự toán năm 2018.

Đánh giá cao Chính phủ trong việc thoát dần lệ thuộc vào dầu thô, khoáng sản vì đây là "của để dành", đại biểu Hàm tiếp tục mong muốn bức tranh tăng trưởng cần được nhìn nhận thực chất vì tăng trưởng từ dầu thô là do khai thác tài nguyên, không phải xuất phát từ sản xuất kinh doanh nội lực nền kinh tế.

Tiếp tục tranh luận với đại biểu Hàm về vai trò của dầu thô trong tăng trưởng, đại biểu Nguyễn Quang Dũng (Quảng Nam) thống nhất với ý kiến của đại biểu Trần Quang Chiểu và minh họa thêm bằng con số thu ngân sách nhà nước (NSNN). Theo Báo cáo 198 của Chính phủ, năm 2017, tổng thu NSNN là 1.288.660 tỷ đồng, trong đó thu dầu thô 49.580 tỷ (chiếm tỷ lệ không lớn là 3,8%). Xét con số tăng trưởng về giá trị, tổng thu tăng 76.480 tỷ đồng, trong đó dầu thô tăng 11.280 tỷ đồng (chiếm 14,75%).

Đồng ý với đại biểu Hoàng Quang Hàm rằng, khai thác dầu thô tăng và có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế nước ta thời gian qua tăng trưởng chủ yếu từ thu nội địa. Cụ thể, số thu nội địa tăng 41.880 tỷ đồng (chiếm 54,75% trong tổng thu NSNN năm 2017.

Đan Duy

(Theo Hà Nội Mới)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm

Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Huế khẳng định vị thế ngay trong năm đầu tiên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

TIN MỚI

Return to top