ClockThứ Sáu, 07/07/2023 09:23

Lập qũy liêm chính

Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý Quỹ bình ổn xăng dầuChấm dứt tình trạng người bệnh phải đi mua thuốc, vật tư y tế ngoài bệnh viện

Không ít lần, khi đề cập đến công tác làm luật, Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh đến “tính liêm chính khi làm luật”. Ví dụ mới đây, nhất là tại Kỳ họp của Ủy ban Thường vụ QH (đợt 1 của kỳ họp thứ 5) vào tháng 6/2023 vừa rồi, để chuẩn bị trình QH các dự án luật, Chủ tịch QH có nói: “Cần đảm bảo tinh thần công khai, minh bạch, tuyệt đối tránh cài cắm lợi ích nhóm, trục lợi chính sách trong công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật”.

leftcenterrightdel
 Đất đai - một trong những lĩnh vực được pháp luật điều chỉnh chặt chẽ

Hay như vào tháng 10 năm 2021, tại hội nghị  triển khai Kết luận 19 - KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ QH khóa XV, Chủ tịch QH cũng yêu cầu quan tâm chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật; không để xảy ra việc lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý Nhà nước trong văn bản luật; quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp (DN); cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Có lần Chủ tịch QH đã nói: “Chúng ta yêu cầu Chính phủ liêm chính thì bản thân công tác lập pháp cũng phải liêm chính, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ cài cắm vào quá trình xây dựng luật”.

Luật là QH ban hành. Có thể hiểu đây là luật “mẹ”, luật khung. Để thực hiện được luật thì cần nghị định. Khâu này do các bộ thuộc Chính phủ soạn thảo và Chính phủ ban hành. Dưới nữa là thông tư hướng dẫn thực hiện, khâu này do các bộ ban hành. Chúng ta thấy quy trình làm luật ngày càng chặt chẽ. Ví dụ như Luật Đất đai (sửa đổi) vừa rồi được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của Nhân dân. Có nội dung nhận được cả triệu ý kiến góp ý. Khi lấy ý kiến rộng rãi rồi thì ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. Nói chung là quy trình làm luật hết sức chặt chẽ, công khai minh, bạch, khoa học… Khi đưa ra lấy ý kiến của QH để bỏ phiếu thông qua, công tác làm luật đã đi qua nhiều bước và văn bản luật tương đối hoàn chỉnh.

Vậy nếu có sự cài cắm lợi ích nhóm, trục lợi chính sách thì nằm ở khâu nào? Rất có thể xảy ra nhiều nhất là ở các khâu hướng dẫn dưới luật! Động lực nào để họ có sự cài cắm chính sách? Chỉ có thể giải thích là vì lợi ích kinh tế. Một văn bản ra đời có thể làm thuận lợi cho một nhóm DN này nhưng lại gây bất lợi cho nhóm DN khác. Và những người cài cắm được những điều khoản làm lợi cho nhóm lợi ích chắc chắn là có mối quan hệ lợi ích kinh tế (dù không công khai). Như vậy chúng ta thấy, nếu xảy ra sự cài cắm chính sách sẽ tác động không tốt lên môi trường kinh doanh, tức là một môi trường cạnh tranh không bình đẳng.

Có một thực tế là các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản ở Việt Nam chúng ta được cho là phức tạp. Bộ trưởng có thẩm quyền ban hành thông tư, HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết, UBND ban hành quyết định. Có con số thống kê hồi năm 2017 cho biết, có đến 22 đầu mối bộ, ngành; 126 đầu mối ban hành văn bản cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đó là chưa nói đến huyện, xã có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi được luật giao. Một hệ thống  phức tạp như vậy, nên chưa nói đến chuyện có cài cắm lợi ích nhóm hay không nhưng ngay chuyện sai sót, ban hành văn bản trái luật xảy ra rất nhiều. Như năm 2017, qua kiểm tra đã phát hiện đến 5.630 văn bản của các bộ ngành, địa phương (cấp tỉnh) ban hành trái luật. Tất cả những sai sót này đều gây tác hại lên xã hội và ảnh hưởng đến bên chịu sự thực thi pháp luật là người dân và DN.

Nói thì nhiều lắm, những quy định thiếu tính thực tế, hoặc không phù hợp với điều kiện hiện có, gây bất lợi cho hoạt động của người dân và DN, ở đâu đó vẫn cứ xảy ra.

Bài: Nguyên Lê - Ảnh: MC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, dâng hương tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Sáng 29/12, trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, thăm Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; tặng quà người có công với cách mạng tiêu biểu trên địa bàn TP. Huế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, dâng hương tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

TIN MỚI

Return to top