ClockThứ Tư, 27/02/2019 06:00

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên và khát vọng hòa bình

TTH - Việt Nam đã tích cực chuẩn bị để Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ -Triều được diễn ra thành công tốt đẹp. Việt Nam đã làm hết sức mình cho cuộc gặp gỡ lịch sử này.

Dư luận thế giới lạc quan về Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un vẫy tay chào người dân Việt Nam

Người dân Hà Nội cầm chờ chào đón xe chở ông Kim Jong - Un trên đường phố. Ảnh Tuổi trẻ

Với bán đảo Triều Tiên nói chung, hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc nói riêng, dù cuộc sống bình yên nhưng tiềm ẩn bùng nổ xảy ra chiến tranh bất cứ khi nào.

Ngày 27/7/1953, chiến tranh tạm thời kết thúc khi Hiệp định đình chiến được ký kết, đất nước Triều Tiên bị chia làm 2 miền ở vĩ tuyến 38. Do không phải là một hiệp định hòa bình vĩnh viễn nên xung đột và gây chiến tranh trở lại là khó tránh khỏi. Chạy đua vũ trang, tăng cường tiềm lực quốc phòng ở cả 2 miền là đặc điểm chung của cả Hàn Quốc và Triều Tiên. Mâu thuẫn căng thẳng nhất khi Triều Tiên công bố sở hữu vũ khí hạt nhân vào năm 2009 và nhiều lần phóng thử thành công. Căng thẳng 2 miền, căng thẳng với Mỹ và các nước đồng minh đẩy cao khi Triều Tiên bị dồn vào thế bị bao vây, cấm vận toàn diện, chế tạo vũ khí hạt nhân. Có thời điểm cả bán đảo Triều Tiên, vùng Đông Bắc Á và cả nước Mỹ đã phải đặt trong tình trạng sẽ xảy ra chiến tranh hạt nhân bất cứ lúc nào. Tổ chức Liên Hiệp quốc và tất cả quốc gia trên thế giới nhiều lần phải họp khẩn, để bàn, giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Nhưng xu thế hòa bình bắt đầu khôi phục khi các nhà lãnh đạo Nam - Bắc bán đảo Triều Tiên có những động thái hòa giải, kiềm chế và đối thoại vì hòa bình. Những cuộc gặp gỡ thượng đỉnh liên Triều đạt được kết quả khả quan và nhất là cuộc gặp vào tháng 6/2018 tại Singapore giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Triều Tiên mở ra xu thế mới. Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này tại Việt Nam sẽ là một cột mốc mới cho hòa bình, không phải chỉ cho bán đảo Triều Tiên mà còn là một phần quan trọng của hòa bình thế giới. Việt Nam vừa là một nước đăng cai, nhưng đồng thời là một hình mẫu trong bền bỉ đấu tranh cho hòa bình. Chúng ta làm hết sức mình cho một hội nghị mang tầm lịch sử, nhưng chúng ta cũng muốn gửi một thông điệp đến toàn thế giới rằng: Việt Nam yêu chuộng hòa bình, ổn định và cùng hợp tác phát triển.

Cách đây hơn 44 năm, tròng hoàn cảnh chia cắt Bắc -Nam, hòa bình là khát vọng, là mong muốn cháy bỏng của hàng chục triệu người dân chúng ta. Tưởng chừng thời điểm năm 1954 với 2 năm chuyển tiếp Việt Nam sẽ có một cuộc sống bình yên từ Bắc chí Nam. Nhưng rồi thêm 21 năm chúng ta phải đánh đổi bằng máu và nước mắt của những người con quê hương mới có được như ngày hôm nay. Mặc dù còn nhiều chông gai, trở ngại, còn đâu đó những thế lực chống đối, những kẻ đang rắp tâm chống phá cuộc sống bình yên, nhưng được sống trong hòa bình như hôm nay là chân lý không có gì đánh đổi được. Những kẻ đang rắp tâm phá hoại cuộc sống bình yên hiện nay có thấy được giá trị mà dân tộc ta đang có được hay không?

Chúng ta mong muốn hòa bình cho bán đảo Triều Tiên, cho hòa bình của thế giới. Bởi vì chúng ta hiểu rằng, cái giá của hòa bình mà Việt Nam đã phải trải qua là quá lớn. Hòa bình cho bán đảo Triều Tiên cũng là cho chính chúng ta. Đó là khát vọng chính đáng khi sự kiện chính trị quan trọng này đang được diễn ra trên đất nước Việt Nam.

PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi đầu tiên theo chương trình mới

Chiều 20/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến Giám đốc các Sở GD&ĐT toàn quốc về quản lý các hoạt động giáo dục. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì. Điểm cầu tại TP. Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi đầu tiên theo chương trình mới

TIN MỚI

Return to top