ClockThứ Ba, 16/01/2018 08:54

Gỡ ‘’ nút thắt’’ đường hàng không

TTH - Trong cuộc gặp mặt báo chí một dịp cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao có đề cập đến vấn đề “nút thắt” về đường hàng không đến Huế.

Với đại ý nếu không mở rộng năng lực đón khách của Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, nếu không mở thêm các đường bay kết nối có ý nghĩa với sự mở rộng giao thương với Huế thì sẽ dẫn đến hạn chế trong phát triển, trong đó có phát triển du lịch. Tỉnh đang cố gắng mở “nút thắt” này và đã có những bước đi hết sức có ý nghĩa.

Những điều ông Nguyễn Văn Cao đề cập đã trở thành hiện thực sau đó. Đó là việc mở thêm đường bay kết nối  Huế - Đà Lạt của Jetstar Pacific bắt đầu khai thác từ tháng 10/2015 với tần suất 3 chuyến bay khứ hồi mỗi tuần. Tiếp đến, tháng 4/2016, cũng hãng hàng không Jetstar Pacific mở đường bay nối Huế - Nha Trang với tần suất 2 chuyến/tuần.

Mỗi lần mở thêm tuyến bay mới kết nối giữa Huế với một số nơi, nó như là một sự kiện quan trọng của tỉnh. Mà cũng đúng thôi, chúng ta cứ hình dung trong thời kỳ kinh tế phát triển, mở rộng giao thương, thu hút đầu tư, bùng nổ du lịch… giao thông nhanh chóng và thuận lợi như hàng không không được mở rộng phát triển thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các địa phương? Chắc chắn là có ảnh hưởng rất lớn, nhất là du lịch.

Chính vì vậy, làm sao để mở rộng giao thông hàng không là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế.

Nhưng xem ra, việc kết nối giao thông hàng không giữa Huế với một số điểm đến của du lịch hết sức gian nan. Lần lượt, tuyến bay Huế - Nha Trang dừng khai thác. Sau đó là đến lượt Huế - Đà Lạt (đường bay này cũng vừa được tiếp tục duy trì). Một lý do chung là lượng khách không đảm bảo cho các chuyến bay nên nếu duy trì thì phía hãng hàng không khai thác các đường bay này gặp nhiều bất lợi.

Đúng là giữa mong muốn với để thực hiện được mong muốn của mình quả là không hề dễ dàng. Nó càng khó khăn hơn khi điều kiện chưa hội đủ. Ngồi yên để đợi cơ hội đến chắc chắn không phải là phương án mà Huế lựa chọn. Mà nếu như thế thì cũng chẳng biết khi nào nó đến!

Tôi cảm nhận rằng Huế không chịu “ngồi yên”, mà cụ thể là lãnh đạo tỉnh. Họ rất nỗ lực trong việc chuẩn bị, kiến nghị với Trung ương, đàm phán với đối tác khai thác hàng không để tìm ra giải pháp mở rộng năng lực đón khách của Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, duy trì các đường bay trong điều kiện có thể.

Và những cố gắng này đã đạt được những kết quả hết sức phấn khởi. Ngay trong cuộc làm việc vào những ngày đầu năm mới 2018 của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan với tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng đồng ý chủ trương nghiên cứu mở rộng Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài. Từ đây đến khi chủ trương này trở thành hiện thực không phải là một điều dễ dàng vì quy mô vốn lớn, nhưng một khi đã có chủ trương của Chính phủ sẽ là một chiếc đòn bẩy để “nhanh chóng biến giấc mơ thành hiện thực”. Ít nhất đây cũng là điều kiện để Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài có thể đi “chào mời” tìm kiếm cơ hội đầu tư. Điều này không hề viển vông khi Phú Bài đã từng được Changi Airports International (Singapore) “nhìn ngó” và ký hết hợp tác với Cụm cảng Hàng không miền Trung trong việc khai thác trước đây.

Một cố gắng nữa của Thừa Thiên Huế trong việc mở rộng đường hàng không là tỉnh đã ký kết có những hỗ trợ cho hãng Jetstar Pacific trong thời gian 1 năm. Các ưu đãi sẽ được dành cho du khách trên đường bay này khi từ Đà Lạt đến Huế là được giảm 50% giá vé tham quan 2 điểm gồm Đại Nội và một trong các lăng Tự Đức, Minh Mạng, Khải Định. Đồng thời, xem xét hỗ trợ 100% phí xe trung chuyển từ sân bay Phú Bài (Huế) lên trung tâm TP. Huế, cũng như hỗ trợ hãng Jetstar Pacific một văn phòng ở Huế. Đây là một chủ trương cần thiết để kích cầu phát triển du lịch. Vai trò kiến thiết và thúc đẩy phát triển của nhà nước chính là ở chỗ này. Một khi du lịch phát triển, kinh tế phát triển, nhân dân sẽ là người được hưởng lợi.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

Theo một nghiên cứu của nhóm vận động giao thông và môi trường có trụ sở tại Brussels, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới vẫn chưa nỗ lực hết sức trong tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng các nhà sản xuất dầu hiện đang đầu tư quá ít vào quá trình chuyển đổi này.

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững
Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024
Lắng nghe để gỡ khó

Thường xuyên gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo huyện với ngư dân trên địa bàn là giải pháp quan trọng để Quảng Điền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm hướng đến mục tiêu: Phát triển hiệu quả dịch vụ, du lịch biển, đầm phá.

Lắng nghe để gỡ khó

TIN MỚI

Return to top