ClockThứ Tư, 22/09/2021 15:50

Còn chênh vênh, nhưng kỳ vọng

TTH - Đây cũng là tâm tư của Nguyệt – cô nhân viên buồng phòng ở một khách sạn có tiếng ở thành phố.

Em loay xoay đủ việc để có thu nhập. Cũng may là công việc của vợ em còn ổn. Nhờ vậy mà tụi em chống chịu được – Vinh nói – Nhưng anh chị em làm trong ngành du lịch – dịch vụ bây giờ tứ tán nhiều lắm. Khi kiểm soát được dịch, nhu cầu du lịch của người dân chắc chắn là sẽ lớn, nên cũng hy vọng lắm chị. Có điều là không biết mọi người có trở lại công ty hay không. Tình hình là mọi người đều sẵn sàng trở lại, nhưng không biết có ổn lâu dài không? Một số vẫn muốn bám vào việc làm đang có…

Đây cũng là tâm tư của Nguyệt – cô nhân viên buồng phòng ở một khách sạn có tiếng ở thành phố. Nguyệt vừa tìm được việc bán thời gian ở một gia đình với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Hiện với cô, đó là một khoản thu nhập đáng kể nhất. Hôm rồi Nguyệt xin nghỉ làm một buổi để đi tiêm vắc-xin, theo danh sách nơi cô làm việc. Không kể nhiều, nhưng nghe cách nói chuyện, biết cô vẫn mong mỏi về sự trở lại của du khách, đồng nghĩa với công việc của cô sẽ được phục hồi.

Khác với nhiều địa phương đang là vùng trọng điểm của COVID-19, người lao động ở khu vực du lịch - dịch vụ trên địa bàn hiện đang là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thừa Thiên Huế giảm 63,9% về doanh thu lữ hành trong 8 tháng đầu năm là con số từ Tổng cục Thống kê. Điều này tác động mạnh đến các hoạt động khác ở lĩnh vực hoạt động này. Hơn 13.000 lao động ở khu vực này đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Việc trở lại với công việc, chắc chắn phải có lộ trình khi dịch bệnh cơ bản được không chế và việc “sống chung” với COVID-19 cũng đã được thực hiện trong một quy trình có thể kiểm soát được. Điều này cũng cho thấy một thực tế là số lao động bị tác động này không thể trở lại ngay, và chắc chắn là không thể đủ ngay cả khi việc vận hành là dần từng từng bước. Vấn đề còn ở chỗ, doanh nghiệp sẽ mất thêm một khoản chi phí không hề nhỏ cho việc tập huấn lại các kỹ năng cho lao động có nghề, đào tạo lại và đào tạo thêm cho lao động được tuyển dụng mới trong khi năng lực kinh tế đã chạm đáy vì dịch bệnh kéo dài.

Tin tốt là tỷ lệ người dân được tiêm vắc-xin đã nhiều hơn và Chính phủ đang nỗ lực để phủ ở diện rộng và đủ liều tiêm bên cạnh các giải pháp thấu đáo khác. Người dân cũng đang kỳ vọng vào “thẻ xanh vắc-xin” để có thể trở lại với trạng thái bình thường mới, cũng là điều kiện để hồi phục nền kinh tế. Đây cũng được xác định là điều không thể chậm trễ hơn đã được xác định ở tầm vĩ mô, khi mà nhiều nước trên thế giới, cả trong khu vực đã bắt đầu gỡ bỏ hạn chế đi lại trong nước và mở cửa nền kinh tế.

Lo, nhưng vẫn kỳ vọng được quay lại với công việc cũ là điều hiện hữu lao động ở khu vực du lịch dịch vụ, cho dù không phải là tất cả. Đó là điều mà tôi đọc được từ Vinh, từ Nguyệt và những người khác mà mình đã tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi. Điều cơ bản để xác lập việc thoát ra khỏi thế chênh vênh này là từ việc Huế là địa phương có dịch, nhưng vẫn là vùng an toàn và có nhiều vỉa tầng để du khách lựa chọn điểm đến.

An Bình Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ vọng vươn tầm giá trị di sản văn hóa Huế

Trước vận hội mới, di sản văn hóa Huế giàu tiềm năng đứng trước ngưỡng lịch sử được cởi bỏ “tấm áo” gò bó để tỏa sáng giá trị lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ ra toàn thế giới.

Kỳ vọng vươn tầm giá trị di sản văn hóa Huế
Kỳ vọng đưa đô thị Huế lên một tầm cao mới

Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 1/1/2025, đánh dấu một thời khắc lịch sử. Một giai đoạn mới, kỷ nguyên mới đã mở ra. Trước thềm lễ công bố Nghị quyết (NQ) của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dành cho Báo Thừa Thiên Huế cuộc phỏng vấn.

Kỳ vọng đưa đô thị Huế lên một tầm cao mới
Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

TIN MỚI

Return to top