ClockThứ Ba, 06/11/2018 14:29

Bác sĩ chuyên khoa: Cần được qui định rõ trong Luật Giáo dục đại học

Góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, đại biểu Vũ Thị Nguyệt cho biết, nhiều cán bộ trong ngành Y tế cảm thấy như bị gạt ra khỏi hệ thống đào tạo.

Hôm nay, Quốc hội cho ý kiến về dự án luật giáo dục đại học sửa đổiChiều nay Quốc hội xem xét Dự thảo Luật Công an nhân dânCần đưa Luật Sở hữu trí tuệ vào trường đại họcGóp ý hoàn thiện dự thảo Luật Giáo dục đại họcChủ tịch Quốc hội: “Giờ thương trẻ con, nhìn học khổ sở!”Đại học Luật đạt chuẩn chất lượng giáo dục

Sáng 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (ĐH).

Đại biểu Vũ Thị Nguyệt (đoàn Hưng Yên) nêu ý kiến về trình độ và văn bằng giáo dục ĐH Y tế. Đào tạo y tế là loại hình đào tạo đặc biệt về thời gian cũng như về văn bằng, chứng chỉ.

Đại biểu Vũ Thị Nguyệt. Ảnh: quochoi.vn

Để trở thành bác sĩ chuyên môn thì ngoài 6 năm được đào tạo ở trong trường ĐH thì phải cần ít nhất 2 đến 3 năm đào tạo chuyên sâu theo 2 hướng. Đó là đào tạo hàn lâm nghiên cứu gồm: thạc sĩ, tiến sĩ và đào tạo hành nghề chuyên môn gồm: chuyên khoa, chuyên khoa sâu, bác sĩ nội trú, chuyên khoa I và chuyên khoa II. Bên cạnh đó, cán bộ y tế còn phải thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức. Việc học đối với họ gần như là suốt đời và không bao giờ là đủ. 

Có thể nói, đối với bác sĩ đào tạo nội trú là nguồn nhân lực tinh túy, chất lượng cao của ngành Y tế. Đối với loại hình đào tạo chuyên khoa I và chuyên khoa II  là nguồn đào tạo chủ lực trong việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở các bệnh viện.

Các loại hình này đã tồn tại hàng chục năm nay, được hệ thống giáo dục trong nước và thế giới công nhận.

Tuy nhiên, đại biểu Vũ Thị Nguyệt băn khoăn, trong dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi lần này lại bỏ mất trình độ và văn bằng chuyên sâu ngành y khoa. Trong khi thực tế đây không phải là vấn đề mới.

Tại điều 39 Luật Giáo dục năm 1998 đã quy định và có những hướng dẫn cụ thể tại các văn bản dưới luật nhưng không hiểu sao trong những luật sau lại không quy định loại  hình đào tạo cũng như loại văn bằng này nữa.

“Tôi và rất nhiều cán bộ trong ngành Y tế cảm thấy như mình bị gạt ra khỏi hệ thống đào tạo chung và rất tâm tư khi không biết mình đang đứng ở đâu và được ai công nhận.

Nếu như trong dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi lần này không quy định thì có thể phải mất 10 năm nữa, những người như chúng tôi lại tiếp tục hành trình tìm lại chính mình do đã bị pháp luật bỏ quên”, biểu Vũ Thị Nguyệt trăn trở.

Do đó, đại biểu Vũ Thị Nguyệt đề nghị trong dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, tại điều 6 khoản I cần quy định rõ trình độ tương đương thạc sĩ, tiến sĩ hoặc trình độ chuyên gia. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn ở trong nước và trên thế giới.

Chính phủ nên đưa ra những quy định cụ thể về bằng cấp ngành y khoa

Góp ý vào vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội), cho rằng, tại điều 73 về đào tạo y khoa giao cho Chính phủ quy định. Với quy định này còn mang tính chung chung, mơ hồ, chưa đi được vào thực tế trong cuộc sống. Vì không biết bao giờ Chính phủ mới tập trung họp để triển khai đánh giá vấn đề còn tồn đọng ở các trường đào tạo y khoa.

Hiện nay, việc đào tạo bác sĩ chuyên khoa gần như chưa chính thức, chưa chính danh. Điều này có thể giảm chất lượng đào tạo y khoa,      khó có thể hội nhập với quốc tế.

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, chúng ta cần thống nhất mô hình đào tạo y khoa ở Việt Nam theo đúng với tiêu chuẩn đào tạo quốc tế. Một người học y khoa trong 4 năm thì được gọi là cử nhân y khoa. Sau đó, nếu họ muốn làm bác sĩ điều trị thì họ học theo hệ lâm sàng và sẽ học tiếp 1 năm nội trú và học thêm khoảng 3 năm chuyên tu. Như vậy, họ sẽ học từ 8 đến 9 năm, sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành bác sĩ chuyên khoa giỏi về tay nghề, làm việc ở trong các bệnh viện.

Loại thứ 2 là những người học hết 4 năm rồi lại học thêm 2 năm nữa thì sẽ được lấy bằng Thạc sĩ y khoa. Nếu học tiếp tục học tiếp 3 năm nữa để lấy bằng Tiến sĩ y khoa. Những thạc sĩ, tiến sĩ y khoa này có giảng dạy ở các trường ĐH và họ không làm lâm sàng.

Những điều này nên được đưa vào Luật Giáo dục ĐH sửa đổi. Chính phủ cũng nên đưa ra những quy định rất cụ thể về thời gian học, tuyển sinh, bằng cấp ngành y khoa thì mới có thể thực thi được.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế vượt và đạt 3 chỉ tiêu Quốc hội giao

Ngày 24/12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương. Điểm cầu của tỉnh có UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo Sở Y tế cùng các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.

Ngành Y tế vượt và đạt 3 chỉ tiêu Quốc hội giao
Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến

Trái tim của một chàng trai 24 tuổi đã vượt chặng đường hơn 600km từ Hà Nội vào Huế, “thắp” lên sự sống cho một thanh niên đồng trang lứa suy tim nặng. Đây là ca ghép tim thứ 14 tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 13 của đơn vị.

Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm

TIN MỚI

Return to top