ClockThứ Bảy, 26/09/2020 17:11

Thanh niên với cơ hội thay đổi cuộc đời sau COVID-19

TTH.VN - Đó là chủ đề của chương trình Talkshow do Công ty TNHH Đầu tư Hợp tác Quốc tế tổ chức ngày 26/9, thu hút hàng trăm thanh niên trên địa bàn tỉnh tham gia. Chủ trì chương trình có bà Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương Binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh, các chuyên gia tư vấn, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước.

Hương Trà: 500 người tham dự hội thảo tư vấn xuất khẩu lao độngHội thảo về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên

Đại diện các ban, ngành và các doanh nghiệp trả lời chia sẻ về cơ hội việc làm cho thanh niên 

Mở đầu chương trình, bà Phan Minh Nguyệt thông tin hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 650 ngàn người trong độ tuổi lao động, trong đó có khoảng hơn 100 ngàn người đã và đang làm việc tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, các khu công nghiệp, các công ty, doanh nghiệp, còn lại phải tự tạo việc làm. Trong thời điểm ảnh hưởng do dịch COVID-19, vấn đề việc làm ổn định cho người lao động lại càng thách thức đối với Sở LĐTB &XH nói riêng và toàn xã hội nói chung. Chương trình hôm nay là cơ hội để các bạn thanh niên tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm và được giải đáp mọi thắc mắc về nhu cầu việc làm, xuất khẩu lao động, giúp các bạn có cơ hội việc làm ổn định cho bản thân mình.

Trao đổi về nhu cầu lao động, chuyên gia việc làm Nhật Bản, ông MUKAI, đại diện tập đoàn Điều dưỡng Aomori tại Việt Nam cho biết, hiện tại thị trường Nhật Bản đang cần 35 ngàn lao động, trong đó rất nhiều ngành nghề phù hợp lao động Việt Nam như điều dưỡng, khách sạn, lắp đặt giàn giáo, chế biển thực phẩm… Để giúp lao động Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng,thích nghi với môi trường làm việc mới, từ nhiều năm nay, các công ty Nhật Bản đã phối hợp với Công ty Daystar… tổ chức cho các thanh niên có nhu cầu xuất khẩu lao động tại Nhật Bản tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo kịp thời trang bị những kỹ năng, những nét văn hóa cơ bản để giúp các học viên dễ làm quen với thích nghi với môi trường mới khi qua Nhật xuất khẩu lao động.  

Ông Huỳnh Tín, Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Phú Bài chia sẻ, trên 85% sinh viên Trường cao đẳng nghề Phú Bài ra trường có việc làm ngay sau khi ra trường. Một trong những giải pháp đó là nhà trường đã kịp thời định hướng cho các em đi xuất khẩu lao động. Hầu hết các sinh viên sau khi hết kỳ hạn lao động tại các nước trở về đều có điều kiện thành lập các công ty, cơ sở sản xuất và hoạt động có hiệu quả.

Thanh niên thắc mắc các vấn đề liên quan đến việc làm cho bản thân tại chương trình

“Khi các bạn đang còn trẻ, tràn đầy năng lượng, chưa ràng buộc chuyện gia đình, xuất khẩu lao động là cơ hội các bạn nên nắm bắt để mang lại thành công cho bản thân mình” là thông điệp ông Nguyễn Văn Choi, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư hợp tác quốc tế Daystar chia sẻ với các bạn trẻ tại Talkshow. Theo ông Choi xấu khẩu lao động không chỉ giúp người trẻ nâng cao thu nhập sau thời gian đi làm việc ở nước ngoài, mà bản thân người trẻ còn được nâng cao tay nghề, tiếp thu được công nghệ sản xuất mới và phương pháp quản lý tiên tiến, được rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp, trở thành nguồn lực quan trọng để lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương khi về nước. 

Minh chứng về chia sẻ của ông Nguyễn Văn Choi, chính là câu chuyện của thanh niên Đoàn Thị Sương. Sương là người vừa kết thúc 3 năm đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và hiện đang là một tư vấn viên tiếng Nhật tại Huế. Sương sau khi tốt nghiệp Trường cao đẳng nghề, không xin được việc làm, Sương đã theo định hướng của nhà trường tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật. Trên đất nước mặt trời mọc, Sương được nhận vào làm lễ tân tại khách sạn, thu nhập mỗi tháng khoảng 30 triệu đồng. Sau 3 năm, Sương trở về nước đã đủ tiền mua được xe và đất để ổn định cuộc sống. “Công việc của em ở bên ấy không quá vất vả, cuộc sống thoải mái, môi trường sạch sẽ, đời sống người lao động được chủ doanh nghiệp quan tâm. Không chỉ tích lũy được vốn liếng, em còn học hỏi được tác phong chuyên nghiệp, làm việc đúng giờ, kinh nghiệm, vốn sống”, Sương nói.

Bà Phan Minh Nguyệt cho hay, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được xác định là hướng giảm nghèo bền vững trong thời gian tới.

“Thị trường tiếp nhận lao động được mở rộng, các đơn hàng tuyển chọn lao động đa dạng về ngành nghề, độ tuổi, trình độ, được hỗ trợ vay vốn ngân hàng…, vấn đề còn lại là người lao động chủ động học tập để nâng cao trình độ tay nghề, ngoại ngữ, rèn luyện thể lực và có ý chí quyết tâm để lựa chọn con đường làm giàu chính đáng từ XKLĐ. Điều người lao động cần lưu ý là lựa chọn những công ty uy tín, đi theo con đường chính ngạch để tránh những rủi ro khi đi làm việc ở nước ngoài”, bà Nguyệt lưu ý.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu thế việc làm trong thời kỳ số

Cán cân giữa lao động chính thức và phi chính thức đang có sự dịch chuyển không chỉ phạm vi cả nước mà ngay ở địa phương. Nhất là khi có nhiều ngành nghề mới hình thành trong thời đại công nghệ số, người lao động càng phải chủ động, thích ứng, tự học để duy trì công việc và thu nhập ổn định.

Xu thế việc làm trong thời kỳ số
Bốn mùa tình nguyện

Không kể mùa đông hay mùa hạ, mùa nắng hay mùa mưa, dấu chân tình nguyện của tuổi trẻ Huế đã đem đến cho đồng bào những con đường sáng, những ngôi nhà tinh tươm, những mảnh vườn được vun xới... Với những chàng trai, cô gái trẻ, đó là hành trình được cống hiến, được trưởng thành.

Bốn mùa tình nguyện

TIN MỚI

Return to top