ClockThứ Bảy, 10/02/2018 08:50

Tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua

TTH.VN - Thủ tướng yêu cầu thực hiện tốt cả 4 khâu phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến, qua đó tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua, mang lại hiệu quả thiết thực.

Đó là một trong những nội dung tại văn bản số 56/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Kết luận của Thủ tướng cũng nêu rõ, năm 2018 là năm kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11 tháng 6 năm 1948 - 11 tháng 6 năm 2018), năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016 - 2020, để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018, thực hiện chủ đề hành động của Chính phủ “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, công tác thi đua, khen thưởng cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh các phong trào thi đua hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Ngay từ đầu năm, tổ chức phát động đợt thi đua đặc biệt, đồng loạt ra quân triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 2018 của từng bộ, ngành và địa phương. Tổ chức các phong trào thi đua phải có mục tiêu thiết thực, cụ thể, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị.

Thực hiện tốt cả 4 khâu

Các Bộ ngành, địa phương phải thường xuyên, coi trọng việc phát hiện kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, những mô hình mới, sáng tạo và có nhiều hình thức để biểu dương, động viên, nhân rộng. Thực hiện tốt cả 4 khâu phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Qua đó tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua, mang lại hiệu quả thiết thực; phát huy vai trò tích cực của các cơ quan truyền thông, báo chí trong phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, nhân tố, mô hình mới.

Thực hiện tốt và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, bảo đảm kịp thời, đúng quy định; lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện công tác chuyên môn làm tiêu chí khen thưởng; thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ trong bình xét, lựa chọn những tập thể, cá nhân thật sự tiêu biểu, xuất sắc để khen thưởng, tránh khen thưởng tràn lan, vận dụng các quy định của pháp luật để khen thưởng; tạo sự chuyển biến tích cực trong khen thưởng cho các đơn vị cơ sở, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp như lấy ý kiến rộng rãi về việc khen thưởng cho các tập thể, cá nhân để nắm bắt thông tin trước khi đề nghị khen thưởng; tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm những hồ sơ tồn đọng trong khen thưởng kháng chiến, phong tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Đồng thười, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, nghiên cứu, tham mưu đề xuất sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng; phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện, bảo đảm công tác thi đua khen thưởng thực chất, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; sớm kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương để đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Trong năm 2017, công tác thi đua, khen thưởng trong cả nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực, bám sát và góp phần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các phong trào thi đua đã được đổi mới, nội dung phong phú, hình thức đa dạng, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng.

Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cơ quan bộ, ngành, địa phương và các cơ quan thông tấn, báo chí đã có nhiều hình thức tuyên truyền, tôn vinh, biểu dương những điển hình tiên tiến, nhân tố mới, mô hình mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo thêm động lực và góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, được dư luận xã hội đánh giá cao.

Công tác khen thưởng được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời, khen thưởng thông qua phát hiện điển hình, nhân tố mới trong phong trào thi đua, khen thưởng đột xuất, khen cho người lao động được quan tâm và bước đầu đạt kết quả tích cực...

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

Kể từ ngày 7/1, khi các vụ cháy rừng nghiêm trọng hoành hành khắp khu vực Los Angeles (Mỹ), hơn 100.000 người đã phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc. Ước tính ban đầu cho thấy, tổn thất được hưởng bảo hiểm có thể lên tới 20 tỷ USD và tổng thiệt hại kinh tế có khả năng sẽ chạm mốc 57 tỷ USD.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng
Lá cờ đầu phong trào Thi đua Quyết thắng

Năm 2024, Phòng Chính trị là đơn vị dẫn đầu trong thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh (nay là BĐBP thành phố), được UBND tỉnh (nay là UBND thành phố) tặng bằng khen. Đó là “minh chứng” sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy phòng và sự đồng lòng, nỗ lực của tập thể cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ.

Lá cờ đầu phong trào Thi đua Quyết thắng
Cần chính sách thúc đẩy nguồn nhân lực mới

Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sau 8 năm tạm dừng, mở ra cơ hội quan trọng cho ngành hạt nhân, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Việt Nam cần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý và vận hành có năng lực, đồng thời nâng cao trình độ khoa học-công nghệ và phát triển sản xuất công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Cần chính sách thúc đẩy nguồn nhân lực mới
Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.

Động lực mới cho di sản Huế
Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Dù mới đi vào hoạt động chính thức chưa đầy nửa năm, song với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, nay là thành phố Huế (Trung tâm) đã và đang có những đóng góp quan trọng trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xúc tiến thương mại, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan.

Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

TIN MỚI

Return to top