ClockThứ Sáu, 06/05/2016 09:45

Nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định quy định các trường hợp cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) đã qua sử dụng cấm nhập khẩu.

Theo quyết định trên, có 6 trường hợp cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu gồm:

1- Nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng theo hình thức di chuyển phương tiện sản xuất trong cùng một tổ chức.

2-  Nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng để làm thiết bị điều khiển, vận hành, khai thác, kiểm tra hoạt động của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, dây chuyền sản xuất.

3- Nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng để phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm, gia công quy trình kinh doanh bằng CNTT, xử lý dữ liệu cho đối tác nước ngoài.

4- Nhập khẩu sản phẩm CNTT chuyên dùng đã qua sử dụng.

5- Tái nhập khẩu sản phẩm CNTT đã hết thời hạn bảo hành sau khi đưa ra nước ngoài để sửa chữa.

6- Nhập khẩu sản phẩm, linh kiện đã được tân trang, làm mới để thay thế, sửa chữa cho người sử dụng trong nước mà sản phẩm, linh kiện đó hiện nay không còn được sản xuất.

Điều kiện, tiêu chí nhập khẩu

Quyết định quy định rõ điều kiện, tiêu chí cụ thể đối với các trường hợp cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu.

Cụ thể, sản phẩm CNTT đã qua sử dụng nhập khẩu theo hình thức di chuyển phương tiện sản xuất trong cùng một tổ chức phải là tài sản của tổ chức ở nước ngoài có mối quan hệ với người nhập khẩu thông qua sở hữu cổ phần, phần góp vốn hoặc liên kết khác; đồng thời, sản phẩm nhập khẩu chỉ phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất của người nhập khẩu.

Sản phẩm CNTT đã qua sử dụng nhập khẩu để làm thiết bị điều khiển, vận hành, khai thác, kiểm tra hoạt động của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, dây chuyền sản xuất phải là bộ phận cấu thành của hệ thống, dây chuyền sản xuất và chỉ phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất của người nhập khẩu.

Sản phẩm CNTT đã qua sử dụng để phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm, gia công quy trình kinh doanh bằng CNTT, xử lý dữ liệu cho đối tác nước ngoài phải tái xuất sau khi kết thúc hợp đồng sản xuất sản phẩm phần mềm, gia công quy trình kinh doanh bằng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu cho đối tác nước ngoài.

Sản phẩm CNTT chuyên dùng đã qua sử dụng nhập khẩu phải có hiệu quả sử dụng thực tế cho quá trình sản xuất, đã có thời hạn sử dụng không quá 03 năm kể từ ngày sản xuất đến ngày mở tờ khai nhập khẩu.

Còn trường hợp tái nhập khẩu sản phẩm CNTT đã hết thời hạn bảo hành sau khi đưa ra nước ngoài để sửa chữa thì sản phẩm CNTT tái nhập khẩu phải bảo đảm là chính sản phẩm đã xuất khẩu trước đó.

Trường hợp nhập khẩu sản phẩm, linh kiện đã được tân trang, làm mới để thay thế, sửa chữa cho người sử dụng trong nước mà sản phẩm, linh kiện đó hiện nay không còn được sản xuất thì sản phẩm nhập khẩu phải có chức năng, hình thức tương đương và có chế độ bảo hành như sản phẩm mới; có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Sản phẩm, linh kiện nhập khẩu chỉ được sử dụng với mục đích thay thế cho các sản phẩm, linh kiện bị lỗi, hỏng của khách hàng trong nước, không được chuyển nhượng, bán lại. Sản phẩm, linh kiện hỏng được thu hồi sau khi thay thế cho khách hàng phải được tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sở Y tế khuyến cáo người tiêu dùng không mua và sử dụng 2 loại thực phẩm cho trẻ bị nghi giả

Thông tin từ Sở Y tế thành phố Huế, theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, vừa qua Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công An đang tiến hành điều tra và phát hiện vụ việc một số sản phẩm thực phẩm giả, không đảm bảo, trong đó có 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nghi là giả do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech (địa chỉ: Khối 8, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) sản xuất.

Sở Y tế khuyến cáo người tiêu dùng không mua và sử dụng 2 loại thực phẩm cho trẻ bị nghi giả
Khác biệt hóa sản phẩm để hấp dẫn du khách

Xu hướng hiện nay là du khách muốn tìm kiếm sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ tại các điểm đến. Do vậy, các điểm đến muốn tăng sức cạnh tranh thì phải tạo ra được những sản phẩm đặc trưng, khác biệt.

Khác biệt hóa sản phẩm để hấp dẫn du khách

TIN MỚI

Return to top